7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Tủ điện công nghiệp đang là sản phẩm được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, nó không chỉ có mặt ở hầu hết các công trình, nhà máy, bệnh viện, tòa nhà, chung cư mà còn phục vụ yêu cầu của những hộ gia đình kinh doanh từ nhỏ tới lớn.
Tủ điện là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải. Tủ điện công nghiệp là tủ điện chuyên dùng trong nhóm ngành công nghiệp sản xuất như nhà máy sản, nhà xưởng, công trường…
Tủ điện công nghiệp được sơn màu xám hoặc sơn theo lựa chọn, sơn tĩnh điện có khả năng chống trầy, chống xước, chống thấm nước vào bên trong và có khả năng cách điện. Bảo vệ các thiết bị điện tránh khỏi các sự cố cơ bản nhất.
Được thiết kế, sản xuất theo đúng các yêu cầu kĩ thuật và tiêu chuẩn công nghiệp. Phía trước mặt có gắn một đồng hồ để đo chỉ số điện năng, có đèn báo tín hiệu và màn hình hiển thị, bảng điều khiển. Sau đây là một số thiết bị cấu tạo nên tủ điện công nghiệp:
Nút nhấn: là bộ phận thiết yếu trong mỗi loại tủ điện, thiết bị này thường được thiết kế ở mặt trước của tủ thuận tiện cho việc vận hàng, sử dụng. Ngoài ra còn có nút dừng khẩn được sử dụng trong trường hợp hệ thống xảy ra sự cố, đóng căt toàn bộ mạch điện.
Rơle điện từ: gồm các bộ phận như tiếp điểm chung, tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở, cuộn dây, mạch từ, nắp, lò xo, nguồn nuôi rơ le…
Contactor: dùng để đóng cắt, điều khiển động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và điện dân dụng, thường được dùng làm chuyển mạch, đóng mở cầu giao.
Aptomat: là thiết bị bảo vệ đa năng, có chức năng bảo vệ sự cố ngắn mạch, quá tải, sự cố dòng điện dò, sự cố quá áp. Trên thực tế aptomat được sử dụng chủ yếu bảo vệ sự cố ngắn mạch, quá tải cho các động cơ điện.
Ngoài các thành phần trên, tủ điện công nghiệp còn có các thiết bị bảo vệ khác như relay nhiệt, relay bảo vệ pha.
Tủ điện được phân loại theo công dụng chức năng chung của tủ điện. Bên cạnh đó tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế ở nhà xưởng, kho, nhà máy, dây chuyền,… ta có thể chia tủ điện thành 4 loại như sau: Tủ điện điều khiển, tủ điện phân phối, tủ điện ATS, tủ tụ bù.
Tủ điện điều khiển
Tủ điện sử dụng với chức năng chính dùng để điều khiển quá trình làm việc dây chuyền, máy móc, thiết bị làm việc độc lập, làm theo quy trình công nghệ. Loại tủ này có 2 cách vận hành bằng tay hoặc hoàn toàn tự động. Phạm vi lắp đặt tại máy sản xuất trong nhà máy công nghiệp
Tủ điện phân phối
Được sử dụng phổ biến trong các hệ thống mạng điện hạ thế và là yếu tố quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Phạm vi lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy lớn, xưởng công nghiệp…
Tủ điện ATS
Tủ điện ATS là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi điện lưới mất thì máy phát tự động khởi động và đóng điện cho phụ tải. Khi nguồn lưới phục hồi thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát.
Chức năng chính của tủ điện ATS là chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng như máy phát điện khi mất nguồn chính điện lưới. Ngoài ra, tủ ATS thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp, sụt áp,…
Ngoài ra, còn được tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa thông qua việc sử dụng bộ điều khiển PLC của các hãng như: Siemens, Mitsubishi…
Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay… nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, hay những vùng hay có sự cố mất điện lưới đột ngột.
Tủ tụ bù
Tụ bù là một loại thiết bị ngành điện được lắp đặt trong hệ thống điện với tác dụng nâng cao hệ số công suất cos phi. Công suất truyền từ nguồn đến tải (thiết bị sử dụng) có 2 thành phần là công suất tác dụng và công suất phản kháng.
Tủ điện tụ bù thường gồm nhiều bước tụ, mỗi bước tụ được điều khiển bằng Contactor. Việc đóng hay mở Contactor sẽ thay đổi số lượng tụ bù vận hành song song. Một bộ điều kiển kiểm soát hệ số công suất của mạng điện sẽ thực hiện đóng mở các Contactor qua đó làm cho hệ số công suất của cả mạng điện thay đổi.
Công dụng quan trọng nhất là cung cấp nguồn cho các máy móc trong nhà xưởng, khu công nghiệp. Giúp các thiết bị máy móc không xảy ra tình trạng bị quá áp, ngược pha, quá dòng… mang đến cho nhiều nhà máy, xưởng quy trình hoạt động thiết bị, máy móc hiệu quả.
Vai trò điều khiển hệ thống thiết bị, máy móc, động cơ theo nhu cầu con người. Giúp người dùng năm bắt thông số kĩ thuật các dòng máy móc, thiết bị, động cơ ( hiển thị thông số kĩ thuật).
Thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện hoặc khu vực trạm biến áp cho các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng nghiệp, cao ốc, văn phòng, chung cư, bệnh viện, máy móc, dây chuyền, hệ thống nước thải, hệ thống chiếu khiển chiếu sáng, trạm bơm nước sạch…
Quy trình lắp đặt tủ điện công nghiệp nhìn chung đều được tiến hành theo quy trình sau: Tính toán số lượng thiết bị cần phải sử dụng; Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị và nguyên lý hoạt động; Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ; Sắp xếp thiết bị điện bên trong tủ; Đấu dây dẫn điện; Cấp nguồn, chạy không tải.
Sau khi đã hoàn tất quá trình lắp đặt thì phải kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện công nghiệp, nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện khi cấp nguồn.
Thiết bị điện công nghiệp giá tốt
Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp
Đội ngũ kinh doanh tận tình
Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm
Báo giá nhanh, giao hàng nhanh
Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín