7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Relay bảo vệ Chint
Relay bảo vệ Chint
Relay bảo vệ mất pha, bảo vệ động cơ, báo mực nước của Chint rất được các nhà máy tin dùng nhờ vào tính năng tương thích, giá thành phù hợp với kinh tế.
Các loại relay:
Bảo vệ mất pha Bảo vệ động cơ Báo mực nước
Xem chi tiết
Rờ le nhiệt Easypact TVS LRE Schneider
Rờ le nhiệt Easypact TVS LRE Schneider
Rờ le nhiệt Easypact TVS LRE Schneider thiết bị có vai trò quan trọng giúp bảo vệ mạch điện AC, bảo vệ động cơ quá tải, mất pha.
Thông số:
Dòng điện: 0.1A..104A
Xem chi tiết
Rờ le nhiệt TH-N Mitsubishi
Rờ le nhiệt TH-N Mitsubishi
Rờ le nhiệt TH-N Series có đặc tính bảo vệ tối ưu cho động cơ, dùng cho bảo vệ động cơ và bảo vệ pha khi xuất hiện quá tải.
Thông số:
Số cực: 3P Dòng điện: 0.1A - 800A
Xem chi tiết
Rờ le nhiệt Tesys D LRD Schneider
Rờ le nhiệt Tesys D LRD Schneider
Rờ le nhiệt Tesys D LRD Schneider thuộc dòng Relay nhiệt trên thị trường. Nó là một thiết bị điện giúp bảo vệ động cơ và hệ thống mạch điện khỏi tình trạng quá tải điện.
Thông số:
0.1...0.16A - 110...140A
Xem chi tiết
Rờ le nhiệt MT LS
Rờ le nhiệt MT LS
Được sử dụng chủ yếu cho quá tải và bảo vệ mất pha động cơ, rờ le nhiệt MT LS là sự lựa chọn hàng đầu của những kỹ sư cơ điện cho mọi công trình lớn nhỏ.
Thông số:
3P Dòng định mức: 12A - 800A
Xem chi tiết
Rờ le nhiệt TH-T Mitsubishi
Rờ le nhiệt TH-T Mitsubishi
Rờ le nhiệt TH-T Series Mitsubishi được ứng dụng chủ yếu trong bảo vệ quá tải và mất pha cho động cơ.
Thông số:
3P Điện áp Ui: 690V Điện áo Uimp: 6kV
Xem chi tiết
Rờ le giám sát RM22 Schneider
Rờ le giám sát RM22 Schneider
Rờ le giám sát RM22 Schneider là sự lựa chọn hàng đầu để bảo vệ, điều khiển, đo lường và giám sát hệ thống.
Thông số:
1P/3P Ngõ ra: 2 C/O 8A Nguồn cấp: 200V - 480V
Xem chi tiết
Rờ le trung gian Premium Schneider
Rờ le trung gian Premium Schneider
Rờ le trung gian Premium Schneider được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà, trung tâm thương mại, là dòng rơ le trung gian được ưa chuộng nhất trên thị trường.
Thông số:
Điện áp coil: 12VDC - 240VAC Dòng định mức: 3A - 12A
Xem chi tiết
Rờ le xung Impulse iTL Schneider
Rờ le xung Impulse iTL Schneider
Rờ le xung Impulse iTL Schneider được ứng dụng rộng rãi trong các tòa nhà, dân cư và các ứng dụng liên quan đến quản lý ánh sáng.
Thông số:
1P/2P Điện áp cuộn dây: 230-240VAC hoặc 110VDC
Xem chi tiết
Rờ le kiếng CR-M ABB
Rờ le kiếng CR-M ABB
Rờ le kiếng CR-M ABB được ứng dụng bảo vệ phân cực ngược, bảo vệ quá áp trong các hệ thống điện.
Thông số:
Điện áp: AC/DC Tiếp điểm: 2C/O, 3C/O, 4C/O
Xem chi tiết
Rờ le giám sát tải motor ABB
Rờ le giám sát tải motor ABB
Rờ le giám sát tải motor ABB ứng dụng giám sát cho động cơ không đồng bộ 1 pha hoặc 3 pha.
Thông số:
1P/3P Khoảng đo: 2A - 20A
Xem chi tiết
Rờ le giám sát điện áp 1P CM-ESS ABB
Rờ le giám sát điện áp 1P CM-ESS ABB
Rờ le giám sát điện áp 1P CM-ESS ABB được sử dụng cho các động cơ, nguồn điện áp cần giám sát, bảo vệ thấp áp hoặc quá áp.
Thông số:
Điện áp: 24 - 240 VAC/VDC Khoảng đo: 3V - 600V
Xem chi tiết
Relay là gì? Nguyên lý hoạt động - Phân phối relay chính hãng
Relay (rờ le) thường dùng để đóng cắt cuộn đây điều khiển của máy cắt điện, contactor, aptomat hoặc làm các chức năng trung gian khác. Gồm các loại relay nhiệt, trung gian, giám sát.

Relay hay được nhiều gọi là rờ le được sử dụng nhiều trong các tủ điện công nghiệp như relay nhiệt gắn với contactor, relay giám sát, relay kiếng... Để hiểu rõ hơn relay mà chúng ta cần sử dụng, các bạn hãy tham khảo thêm thông tin dưới đây.

Relay là gì?
 

Relay là một dạng công tắc điện được sử dụng để chuyển đổi kích thích dòng điện nhỏ thành lớn bằng điện từ. Nó sẽ được thực hiện khi đầu vào của điện thực hiện việc kích hoạt nam châm điện. Từ đó, mạch điện sẽ được hình thành hay phá vỡ.

Relay có khả năng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào việc tận dụng đầu vào yếu để thực hiện việc cấp dòng mạnh. Nó cũng giống như một công tắc hay là một bộ khuếch đại. Vai trò của thiết bị sẽ còn tùy vào ứng dụng thực tế của nó.

Relay hay còn gọi là rờ le thường dùng để đóng cắt cuộn đây điều khiển của máy cắt điện, contactor, aptomat hoặc làm các chức năng trung gian khác. Do đó, Relay thường có nhiều tiếp điểm bao gồm tiếp điểm thường đóng NC và thường mở NO.

Tại sao lại sử dụng Relay?
 

Việc sử dụng relay được xem là giải pháp rất hiệu quả. Bởi thiết bị này có hiệu quả sử dụng cao. Đặc biệt, nó có hiệu quả trong cả mạch điện đơn giản và phức tạp. Bên cạnh đó, thiết bị này còn có thể dùng cho những công tắc khác nhau tùy vào yếu tố dòng điện mà nó được thiết kế.

Nguyên lý hoạt động của relay
 

Tùy vào công suất, kích thước của Relay mà cách sử dụng cũng sẽ có sự khác nhau. Mặc dù vậy, dù các thiết bị này có đặc điểm thiết kế khác nhau thì nó vẫn hoạt động theo nguyên tắc là 1 mạch dùng để cấp nguồn cho mạch khác.

Tuy nhiên, hoạt động cụ thể của thiết bị sẽ còn phụ thuộc vào việc Relay mở (NO) hay là đóng (NC).

Relay thường mở (NO)

Nếu trường hợp Relay mở đồng nghĩa với đó là vị trí tắt của mạch thứ 2 sẽ lớn mặc định. Thực tế, khi thiết bị mở thì dòng điện sẽ chạy qua mạch đầu vào và sẽ kích hoạt nam châm điện. Như vậy, từ trường sẽ tạo ra và thu hút tiếp điểm cùng tham gia với mạch thứ hai. Dòng điện cũng sẽ được cho qua. Nhưng khi nguồn điện bị ngắt, lò xo sẽ hút tiếp điểm ra khỏi mạch thứ hai. Khi đó, dòng điện cũng sẽ dừng lại và thiết bị cuối cùng cũng bị tắt.

Relay thường đóng (NC)

Nguyên tắc hoạt động của Relay thường đóng cũng không có nhiều khác biệt so với Relay thường mở. Nó cũng có 2 mạch với mạch thứ 2 sẽ lớn hơn so với mạch thứ nhất. Ngoài ra, nam châm điện sẽ di chuyển tiếp xúc vật lý giữa 2 vị trí. Tuy nhiên, nếu 1 rơ le thường đóng nằm ở trạng thái mặc định sẽ được đảo ngược. Theo đó, mạch thứ nhất sẽ được kích hoạt khiến nam châm có khả năng hút tiếp điểm vượt ra khỏi mạch thứ hai. Như vậy, Relay thường đóng sẽ có thể giữ mạch điện lớn ở trong vị trí mặc định của nó.

Nói một cách dễ hiểu,

Relay là thiết bị được tích hợp lắp đặt trong hầu hết các bảng mạch điện tử điều khiển. Với vai trò là cầu nối tín hiệu giữa phần module điều khiển và các thiết bị đóng cắt mạch lực. Sau đây là nguyên lý hoạt động của relay khi được lắp đặt trong hệ thống:

Thông thường, một relay có cấu tạo gồm 2 phần: Cuộn hút có tác dụng khi cấp nguồn thì hút thanh tiếp điểm lại để đảo trạng thái chân NO và NC. Phần mạch tiếp điểm để đóng cắt tín hiệu các thiết bị tải với dòng nhỏ và được cách ly với cuộn hút.

Khi dòng điện được chạy vào, cuộn hút sẽ trở thành nam châm điện và hút lẫy tiếp điểm, khi đó tiếp điểm thường mở NO sẽ đóng, cho dòng điện chạy qua và tải sẽ hoạt động.

Trên thực tế, bất kì một relay nào cũng có 2 tiếp điểm thường đóng là NC và thường mở là NO. Khi cấp điện vào cuộn hút thì các trạng thái tiếp điểm này được đảo ngược lại, để đa dạng hơn cho người sử dụng chọn lựa lắp đặt vào các hệ thống của mình.

Khi cuộn dây được cấp năng lượng, lõi sắt di chuyển dưới tác dụng của lực điện từ, và tiếp điểm di chuyển được kích hoạt để làm cho tiếp điểm kín thường tách biệt, và tiếp điểm mở thường được đóng. Khi cuộn dây được tắt, lõi sắt di chuyển sẽ điều khiển tiếp xúc di chuyển dưới tác động của lò xo. 

Đặt lại, nguyên tắc làm việc của relay là làm cho một số lượng đầu vào nhất định (như điện áp, dòng điện, nhiệt độ, tốc độ, áp suất, vv) để di chuyển để thay đổi trạng thái làm việc của mạch điều khiển để đạt được sự kiểm soát hoặc bảo vệ được thiết lập. Trong quá trình này, rơle chủ yếu đóng vai trò truyền tín hiệu.

Ứng dụng của relay
 

Được cấu tạo từ nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt. Với thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt và thay thế. Hiện nay, relay thường được sử dụng rất nhiều trong ngành điện tử, trong các tủ điện, tủ điều khiển và hệ thống máy móc trong công nghiệp.

Với một số chắc năng vốn có như: 

Cách ly các mạch điều khiển khỏi mạch tải hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch được cấp điện DC.

Chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử dụng một tín hiệu điều khiển.

Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc nếu đảm bảo độ an toàn.

Sử dụng một vài relay để cung cấp các chức năng logic đơn giản như And hoặc not hoặc Or cho điều khiển tuần tự khóa liên động an toàn.

Cách xác định Relay bị lỗi
 

Hoạt động của Relay về cơ bản là đáng tin cậy. Nhưng nó cũng có thể bị sự cố như những thiết bị bảo vệ mạch điện khác. Tuy nhiên, việc xác định lỗi của thiết bị này cũng không quá khó. Chỉ cần sử dụng đồng hồ vạn năng là có thể nhanh chóng xác định lỗi của Relay.

Trước tiên, bạn cần phải xác định đúng vị trí của mạch vào, ra của thiết bị. Sau đó, bạn sử dụng đồng hồ vạn năng để đo hiệu điện thế ở các vị trí đã được xác định.

  • Bước 1: tiến hành kiểm tra điện áp ngay tại vị trí mà thiết bị được cắm vào. Nếu trường hợp không có vấn đề gì bất thường thì bạn kiểm tra xem ở công tắc hay cầu chì có vấn đề gì hay không.
  • Bước 2: Nếu điểm kết nối có điện áp thì bạn sử dụng đồng hồ vạn năng và chọn chức năng liên tục để có thể đảm bảo có kết nối đất tốt nhất ở vị trí đối diện của Relay.
  • Bước 3: nếu cả 2 bước trên đều không phát hiện bất thường nào ở thiết bị thì bạn hãy kiểm xem tình trạng điện áp ở Relay khi kết nối với nguồn điện hay với pin. Trường hợp đã kiểm tra nhưng không phát hiện sự cố có nghĩa là vấn đề có thể xuất phát ở bộ ngắt mạch hay ở cầu chì.
  • Bước 4: bạn sử dụng tính năng liên tục của đồng hồ đo vạn năng. Nếu kết nối tồn tại và 3 bước trên không phát hiện thấy sự cố nào thì đồng nghĩa với đó là bạn nên thay mới Relay để đảm bảo hiện quả sử dụng tốt nhất.
     

Đặc điểm của relay
 

Relay được tạo thành từ sự kết hợp của relay nhỏ kín chất lượng cao với điện áp cuộn dây thấp. Nó là chống ẩm, chống bụi, liên tục, độ tin cậy cao và vượt qua điện.

Những thiếu sót của dây tiếp sức trung gian từ quá mỏng và dễ vỡ; điện năng tiêu thụ là nhỏ, nhiệt độ tăng thấp, không có điện trở bên ngoài là cần thiết, và cài đặt và hệ thống dây điện là thuận tiện; tiếp điểm tiếp sức có công suất lớn và tuổi thọ dài; Chỉ thị ống thuận tiện cho việc quan sát tại chỗ; sự chậm trễ chỉ được thiết lập bởi công tắc quay số trên bảng điều khiển, độ chính xác độ trễ là cao, và phạm vi trễ có thể được đặt tùy ý ở mức 0,02-5,00S.

Relay trung gian được sử dụng trong các đường điều khiển tự động và bảo vệ khác nhau để tăng số lượng tiếp điểm và khả năng tiếp xúc trong các vòng điều khiển và bảo vệ.

Relay trung gian có lượng tiếp điểm là khá nhiều, khoảng 4 cho đến 6 tiếp điểm, có thể vừa mở và đóng, chính vì thế cho nên thiết bị này thường được sử dụng nhằm truyền tín hiệu khi relay chính không đảm bảo về khả năng ngắt, đóng và số lượng tiếp điểm hay là dùng để chia tín hiệu đến nhiều bộ phận khác từ một relay chính trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển.

Ngoài ra, đối với những bảng mạch điều khiển sử dụng linh kiện điện tử, thiết bị điện rơle trung gian cũng hay được sử dụng để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch phía sau bằng cách làm phần tử đầu ra, mặt khác chúng cũng có thể cách ly được điện áp khác nhau giữa phần chấp hành thường là điện xoay chiều, điện áp lớn (220V – 380V) với phần điều khiển (thông thường là điện áp một chiều , điện áp thấp từ 9V đến 24V).

Các hãng Relay uy tín

Hiện nay, relay của các hãng Schneider, ABB, Mitsubishi, LS, Chint... đang chiếm thị trường rất lớn trong ngành vật tư thiết bị điện công nghiệp. Tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm của mỗi thương hiệu sẽ có những tính năng khác nhau để phù hợp với từng hệ thống. Để chọn lựa loại relay thích hợp quý khách có thể gọi đến cho Bến Thành để được tư vấn báo giá relay chính hãng giá tốt nhất,

Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín