7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Để giúp cho các thiết bị điện được vận hành một cách trơn tru, êm ái, giảm tiêu hao công suất trong quá trình mở máy thì việc lắp đặt bộ khởi động động cơ vào các thiết bị điện là thật sự cần thiết. Chính vì thế, các hãng sản xuất đã cho ra đời sản phẩm bộ khởi động động cơ hay còn gọi là motor starter.
Bộ khởi động động cơ đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, năng lượng, giao thông… bởi những ưu điểm và tính năng mà nó mang lại là quá tốt.
Motor Starter hay còn gọi là bộ khởi động động cơ là loại thiết bị dùng để khởi động hay bảo vệ chuyên dụng cho động cơ. Có chức năng giúp động cơ vận hành non tải lâu dài, tăng tuổi thọ cho động cơ. Với tính năng được tích hợp relay nhiệt bảo vệ quá tải, ngắn mach và bảo vệ mất pha nhỏ gọn nên được sử dụng rất rộng rãi cho trong hệ thống điều khiển công nghiệp.
Motor starter được hiểu là một thiết bị điện được dùng nhiều trong việc khởi động hay ngừng hoạt động của động cơ được an toàn nhất. Chức năng của nó khá giống với rơ le nhưng điểm khác biệt là nó ngoài vai trò Bật/Tắt động cơ thì còn đảm nhận việc bảo vệ động cơ khi có tình trạng quá dòng hay điện áp thấp.
Bộ khởi động động cơ (motor Starter) có chức năng cơ bản như:
Cấu tạo thông thường của motor Starter sẽ có 2 bộ phận chính. Chúng vừa đảm nhận việc điều khiển lại vừa bảo vệ động cơ một cách tốt nhất. Cụ thể như sau:
Theo đánh giá của các chuyên gia thì việc sử dụng motor starter là rất cần thiết để có thể khởi động động cơ cảm ứng. Vì sao vậy? Đó là do thiết bị có trở kháng rôto thấp. Yếu tố này sẽ phụ thuộc vào tốc độ tương đối giữa stato và rôto.
Theo đó, độ trượt của động cơ sẽ được cảm ứng là cực đại. Có nghĩa là ở trạng thái dừng nằm ở mức 1. Khi đó, dòng khởi động sẽ được tạo ra. Nếu trường hợp dòng khởi động cao từ khe hở không khí nắm giữa stato và rôto sẽ tạo ra EMF. Đây là yếu tố sẽ giúp tạo ra dòng điện trong cuộn dây rôto. Từ đó, một lượng từ trường sẽ được tạo ra để hình thành mô men xoắn trong rôto. Như vậy, nếu tốc độ của rôto tăng thì độ trượt động cơ sẽ giảm. Điều này sẽ khiến dòng điện giảm.
Thường thì dòng điện khởi động có mức cao gấp 5 -8 lần có thể gây nên tình trạng hư hỏng với các dây của động cơ. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng máy móc không có hiệu quả hoạt động tốt. Nhiều trường hợp còn gây nên tình trạng sụt giảm điện áp ở mức nghiêm trọng khiến các thiết bị điện khác được kết nối chung 1 đường dây bị hư hỏng.
Chính vì thế, để có thể bảo vệ động cơ được an toàn khỏi tình trạng dòng điện tăng vọt như vậy, việc sử dụng thêm motor starter là điều cần thiết. Nó sẽ giúp giới hạn dòng điện ở mức ban đầu khi động cơ khởi động. Đến khi động cơ đã đạt được một mức nhất định thì sẽ ổn định dòng điện và kết nối chúng đến với động cơ như bình thường. Có thể nói, bộ khởi động có động cơ có thể giúp bảo vệ động cơ khỏi các trường hợp quá dòng, điện áp thấp một cách rất hiệu quả.
Trên thực tế, dù động cơ nhỏ dưới 1 mã lực sẽ có trở kháng cao và loại động cơ này thường có khả năng chịu được dòng điện cao nên cũng có thể không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của bộ khởi động có động cơ. Nhưng, để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho động cơ thì việc ứng dụng thêm thiết bị này là điều rất nên làm.
Hoạt động của bộ khởi động có động cơ sẽ thực hiện bằng việc tạo hay phá vỡ sự kết nối của các tiếp điểm. Từ đó, nó sẽ mang đến hiệu quả Tắt/Bật động cơ một cách an toàn nhất. Quá trình này sẽ được thực hiện một cách tự động mà không cần đến sự tác động của con người.
Một số trường hợp có thể chọn bộ khởi động có động cơ bằng tay nếu dùng cho các loại động cơ nhỏ và được vận hành bằng cách di chuyển bằng tay. Tuy nhiên, các bộ khởi động có động cơ bằng tay này cũng có nhược điểm là chúng cần phải được BẬT sau khi bộ khởi động nguồn. có nghĩa là việc khởi động thiết bị bằng tay có thể dẫn đến tình trạng làm cháy động cơ do dòng điện quá cao chảy vào khi nó khởi động.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên hạn chế việc sử dụng bộ khởi động có động cơ bằng tay. Thay vào đó, việc sử dụng thiết bị khởi động tự động là điều cần thiết hơn.
Bên cạnh đó, do bộ khởi động có động cơ sẽ có cả rơ le điện và công tắc tơ để thực hiện nhiệm vụ Bật hay tắt động cơ. Vì vậy, nếu dòng điện qua công tắc tơ sẽ cung cấp một nguồn năng lượng để tạo ra từ trường điện giúp kết nối các tiếp điểm. Từ đó, các cuộn dây của động cơ cũng sẽ được kết nối với nguồn điện.
Ngoài ra, các nút ấn khởi động hay dùng cũng sẽ được kết nối với động cơ cũng như bộ khởi động , Khi đó, các cuộn dây trong công tắc tơ sẽ làm nhiệm vụ khử năng lượng. Quá trình này sẽ được thực hiện bằng cách nhấn nút dừng.
Nếu xảy ra sự cố mất điện hay có sự tác động khi đóng thiết bị bằng tay; động cơ sẽ không thể hoạt động nếu nút nhấn khởi động không được ấn.
- Bộ khởi động động cơ có ưu điểm gọn nhẹ, thuận tiện cho việc lắp đặt, bảo chống bụi và ẩm cho các tiếp điểm.
- Bộ khởi động động cơ có dãy công suất rộng, sử dụng cho động cơ có công suất từ 0,37 đến 900KW, cuộn coil có điện áp điều khiển 220V, 380V bằng nguồn DC hoặc AC, khả năng cắt dòng ngắn mạch lên đến 100KA.
- Sử dụng các đầu cuối CAN cho 10AF đến 35AF nhằm cho phép đi dây dễ dàng và an toàn.
- Có thể gắn bộ hấp thụ đột biến điện vào các model từ 35AF trở xuống cũng như có thể kiểm soát đột biến điện nhờ kích thích điện từ chạy bằng AC DC cho các model từ 50AF trở lên.
- Điều khiển động cơ và bảo vệ động cơ đó không bị cháy hỏng.
- Bảo vệ động cơ của bạn với các rủi ro khác nhau.
Bộ khởi động động cơ không đảo chiều không có vỏ: Thích hợp cho việc bảo vệ chống cháy hỏng và chuyển mạch khi khởi động và dừng động cơ. Các model tiêu chuẩn tuân thủ nhiều tiêu chuẩn Nhật Bản và quốc tế.
Bộ khởi động động cơ đảo chiều có vỏ: Thích hợp cho việc xoay động cơ AC về phía trước hoặc ngược lại như dây chuyển băng tải. Sử dụng các khóa liên động cơ học đảm bảo an toàn hơn.
Bộ khởi động động cơ dùng chốt cơ học: Rờ-le dùng chốt cơ học được kết hợp nhằm duy trì nguồn điện liên tục ngay cả khi cắt nguồn v.v... Thích hợp với các bảng phân phối, mạch bộ nhớ cho hệ thống lõi của tòa nhà hoặc các ứng dụng khác.
Bộ khởi động động cơ loại mở chậm: Giữ dòng điện vẫn chạy trong vòng 1 đến 4 giây trong khi mất điện tạm thời bằng cách xả tụ. Cho phép điều khiển tải tiếp khi có điện trở lại.
Bộ khởi động động cơ bọc kín: Bộ khởi động động cơ được bọc kín trong hộp nhằm phòng chống điện giật và tích tụ bụi. Được trang bị nút bấm giúp bật tắt dễ dàng.
Bộ khởi động động cơ có rờ-le nhiệt đặc biệt: Dòng sản phẩm có tính năng bảo vệ cho những động cơ có thời gian khởi động lâu hoặc công suất nhiệt thấp.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều bộ điều khiển chất lượng của các hãng sản xuất khác nhau được phân phối như: Bộ khởi động động cơ Schneider, Mitsubishi, Omron, Mikro… Sản phẩm của mỗi thương hiệu trên đều có một ưu điểm riêng, do đó quý khách có thể yên tâm lựa chọn bộ điều khiển của các hãng mà không cần phải lo lắng về chất lượng nhé.
Để quý khách có thể mua được cho mình bộ khởi động động cơ chính hãng và chất lượng. Chúng tôi khuyên khách hàng nên mua sản phẩm tại các nhà phân phối chính hãng để được mức chiết khấu cao và có chính sách bán hàng tốt.
Bến Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm bộ khởi động động cơ chính hãng, chất lượng và giá cả tốt nhất tại TP.HCM. Để đặt mua các loại sản phẩm trên hãy đến với công ty của chúng tôi. Quý khách sẽ được hỗ trợ tư vấn miễn phí và chọn lựa được loại sản phẩm thích hợp nhất đối với nhu cầu của mình nhé. Ngoài ra, khi liên hệ với chúng tôi quý khách sẽ có được mức giá tốt nhất đối với từng loại sản phẩm.
Thiết bị điện công nghiệp giá tốt
Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp
Đội ngũ kinh doanh tận tình
Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm
Báo giá nhanh, giao hàng nhanh
Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín