7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Đèn rọi thanh ray có nhiều tên gọi khác như: đèn rọi ray, đèn led thanh ray,... Loại đèn này được sử dụng để chiếu rọi trong nhà hàng hay các địa điểm kinh doanh khác nhau. Thiết bị chiếu sáng này được gắn trên thanh ray và có thể điều chỉnh góc độ chiếu sáng theo sở thích. Điểm chung của đèn rọi ray chính là phát ra nguồn sáng ấm áp, tạo cảm giác thoải mái trong không gian sử dụng và cũng góp phần tạo nên thẩm mỹ cho khu vực chiếu sáng 1 cách hiệu quả.
Để đèn rọi thanh ray hoạt động ổn định thì phải được lắp đặt ở đường ray thiết kế phù hợp. Điện áp được dùng trong đường ray thường ở mức 110-120V hay 220-240VAC. Một số trường hợp, điện áp của đèn có thể tùy chỉnh thấp hơn ở khoảng DC12V-24V.
Đường ray lắp đèn có chứa kim loại với 2 mặt dẫn điện. Đa số sẽ được dùng với đồng để có được hiệu quả dẫn điện tốt nhất. Ngoài ra, 1 số tấm đồng dẫn điện được lắp đặt ở các khớp nối với khả năng xoay hướng rất dễ dàng. Khi lắp đặt phải đảm bảo dải kim loại phải tiếp xúc được với tấm đồng ở đường ray. Điểm này sẽ giúp đèn rọi thanh ray có thể bật nguồn và thực hiện chiếu sáng ổn định nhất.
Thanh ray đèn rọi là bộ phận cố định và cung cấp nguồn điện cho đèn rọi. Thanh ray có thể liên kết lại và dễ dàng tháo rời khi cần. Cấu tạo gồm:
- Vỏ thanh ray: là bộ phận bảo vệ và cung cấp nguồn điện cho đèn rọi, thanh ray thường làm bằng chất liệu nhôm, phủ lớp sơn tĩnh điện với 2 màu tối giản là đen và trắng.
- Dây dẫn điện: được làm bằng đồng có lõi 0.8mm, tải trọng trên 3000W, cung cấp điện năng an toàn và ổn định cho đèn rọi ray.
- Đầu nối dây 220V: thiết kế dạng domino, được bố trí sẵn bên trong thanh ray, đảm bảo truyền tải điện tốt nhất.
- Dây tiếp đất: Thường được cấu tạo với lỗi đồng giúp chóng rò rỉ điện cho thanh ray.
Ngoài ra thanh ray muốn liên kết với nhau thì cần có thêm một số đầu nối như là nối thẳng, nối góc, nối chữ T, nối +, nối 45 độ.
Rất nhiều ứng dụng được lựa chọn để lắp đèn rọi thanh ray. Điển hình như:
- Chiếu sáng dân dụng tại phòng khách, phòng ăn, nhà bếp,...
- Chiếu sáng thương mại ở các cửa hàng nội thất, cửa hàng thời trang, tiệm trang sức, khách sạn, showroom xe ô tô, câu lạc bộ, bảo tàng....
- Chiếu sáng công nghiệp ở phân xưởng, các phòng kiểm tra linh kiện điện tử, linh kiện nhỏ...
Rất nhiều lý do để đèn rọi thanh ray có thể hút khách như hiện nay. Đó chính là:
Nguồn sáng mà đèn sử dụng là chip Led không có bức xạ, không nhiễm các kim loại nặng. Đèn có màu sắc chất lượng, hiệu suất làm việc lý tượng, nguồn sáng của đèn rọi ray không nhấp nháy nên an toàn cho thị giác của người dùng.
So với các dòng đèn truyền thống như: halogen, sợi đốt, huỳnh quang,... thì đèn rọi thanh ray được đánh giá an toàn hơn. Bởi khi hoạt động, đèn không phát ra bức xạ, không tỏa nhiệt và thành phần cũng không chứa thủy ngân. Việc lựa chọn đèn sẽ góp phần trong việc bảo vệ môi trường rất hoàn hảo.
Vì đa số đèn đều sử dụng chip Led nên đèn rọi thanh ray tiêu tốn rất ít năng lượng. So với đèn halogen, thiết bị có thể giảm tới 50% điện năng. Điểm này sẽ giúp người sử dụng tiết kiệm được chi phí sử dụng điện rất lớn nhất là với những không gian cần sử dụng đèn số lượng lớn.
Một đèn rọi thanh ray có thể hoạt động tới 15.000 - 30.000 giờ chiếu sáng. Trong khi đó, đèn halogen truyền thống chỉ có tuổi thọ khoảng 8000 giờ. Chính ưu điểm này giúp đèn vận hành ổn định hơn trong thời gian dài. Chi phí cho việc thay mới hay bảo dưỡng đèn cũng sẽ giảm rất đáng kể.
Đèn rọi thanh ray làm nổi bật không gian và đồ vật được chiếu sáng, tạo cho không gian phong cách hiện đại, sang trọng, phù hợp lắp đặt cho các không gian mua sắm, trưng bày sản phẩm.
Các sản phẩm đèn rọi có thể phân loại như sau:
- Theo chip Led: Tùy vào loại chip led của sản phẩm mà gọi tên COB, SMD, High Power...
- Theo kiểu dáng: Bề ngoài sản phẩm thể hiện tên của nó : đèn rọi mắt trâu, đèn rọi hội tụ, đèn rọi trái ớt...
- Theo chức năng: Phân làm 2 loại chiếu sáng không gian và chiếu điểm
- Hình thức lắp đặt: Âm trần và treo trần.
Muốn chọn đèn rọi thanh ray phù hợp, bạn phải chú ý đến nhiều đặc điểm khác nhau. Cụ thể như sau:
Thương hiệu: Trên thị trường hiện có nhiều nhà sản xuất đèn rọi ray đáng tin cho bạn chọn. Điển hình như: OSRAM, PHILIPS, LIFUD, DONE,... Những lựa chọn này có thể đảm bảo đèn hoạt động ổn định với tuổi thọ từ 05 - 10 năm trở lên.
Độ bền cao: Chọn đèn rọi thanh ray phải cân nhắc loại được sản xuất với chip Led chất lượng. Điều này sẽ giúp thiết bị có chất lượng nguồn sáng tốt và tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
CRI cao: Đèn có chỉ số CRI càng cao chứng tỏ khả năng hoàn màu càng tốt. Chất lượng nguồn sáng cũng nhờ vậy mà vượt trội hơn. Điều này càng quan trọng đối với các cửa hàng kinh doanh thời trang hay viện bảo tàng,... yêu cầu nguồn sáng chất lượng. Chỉ số CRI nên chọn từ 90 trở lên để có hiệu quả sử dụng đèn tốt nhất.
Góc chùm tia: Bạn có thể chọn đèn có góc chùm tia ở khoảng 15°, 24° hay 36°, 50°. Nếu muốn đèn tạo điểm nhấn khi chiếu sáng thì bạn cân nhắc các góc chùm tia 15°, 24° và 36. Với các yêu cầu chiếu sáng cơ bản thì chỉ cần chọn loại 50° là tốt nhất.
Nhấp nháy: Ánh sáng của đèn rọi ray không nhấp nháy vừa đảm bảo chất lượng hiển thị tốt lại an toàn với thị giác.
Độ chói thấp: Nên ưu tiên chọn đèn rọi thanh ray có thấu kính chống chói cao. Thường thì đèn sẽ có phần vỏ với khả năng phản xạ ánh sáng tốt. Mức tiêu chuẩn là khoảng UGR<19 trở xuống. Lý tưởng nhất là UGR<15.
Đèn rọi thanh ray ở mỗi ứng dụng khác nhau thì việc lựa chọn đèn cũng sẽ có sự khác biệt. Nhất là về chất lượng ánh sáng đứng trước các mẫu đèn rọi ray có giá rẻ được đưa ra thị trường, nhiều người vẫn đắn đo liệu đây có phải là sản phẩm tốt để lựa chọn nay không. Vì vậy mà khi lựa chọn đèn sẽ có nhiều vấn đề khiến người dùng thắc mắc như:
Tình trạng đèn rọi thanh ray bị nhấp nháy thường phát sinh bởi 1 số nguyên nhân như:
- Thanh ray: kiểm tra thanh ray xem việc cấp nguồn có xảy ra sự cố hay là do các bề mặt tiếp xúc giữa thanh ray và đèn rọi bị mòn. Hoặc có thể kiểm tra các mối nối.
- Nguồn điện đầu vào: kiểm tra đầu cấp điện, kiểm tra nguồn điện tổng, kiểm tra các domino...
- Đèn rọi: Nếu thanh ray và nguồn điện cấp không xảy ra vấn đề, thì chúng ta sẽ kiểm tra đèn rọi. Nếu có vấn đề thì có thể liên hệ đơn vị cung cấp để nhận chính sách bảo hành.
Đối với sự cố này của đèn rọi ray sẽ có 1 số nguyên nhân khác nhau như sau:
Lắp sai cực: Khi lắp đặt, nếu cực âm và dương của đèn bị đảo lộn vị trí sẽ khiến thanh ray không thể nối đến đúng nơi khiến cho mạch bị hỏng. Với nguyên nhân nay, bạn chỉ cần kết nối dây L và N đến đường ray đúng cực là được.
Cháy bộ nguồn Led: Do bộ nguồn kém chất lượng nên tuổi thọ ngắn. Khi điện áp không ổn định sẽ khiến bộ phận này rất dễ bị cháy. Vì thế mà khi chọn đèn, bạn nên ưu tiên các thương hiệu đáng tin như: PHILIPS, DONE, Eaglerise, OSRAM, LiFud, Boke và GS. Điều này giúp bộ nguồn có tuổi thọ lâu dài để đèn rọi ray hoạt động ổn định nhất.
Hỏng chip Led: Nếu nguồn điện và chip Led không cùng thông số sẽ dẫn đến việc chip Led bị hỏng. Nhiều trường hợp bộ phận này kém chất lượng nên quá trình sử dụng tuổi thọ cũng không cao. Để yên tâm về độ bền của chip Led, bạn nên cân nhắc sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như: Philips, CREE, Epistar, Bridgelux, Citizen và Osram.
Độ sáng quyết định tới hiệu quả tiết kiệm điện của đèn rọi thanh ray. Nếu đèn có công suất thấp thì độ sáng cũng thấp và chi phí mua cũng không cao. Mức tiêu thụ điện của đèn cũng ít hơn so với các đèn công suất lớn. Nhưng vấn đề ở đây là đèn rọi ray có công suất thấp thường gặp vấn đề về do độ sáng thấp.
Nếu đèn mới mua nhưng bạn thấy độ sáng thấp thì có nghĩa là thông số về công suất của đèn không đúng như những gì nhà sản xuất ghi. Đa số các loại đèn rọi thanh ray giá rẻ thường báo công suất không tương xứng với độ sáng. Ví như, đèn ghi là công suất 20W nhưng thực tế thì độ sáng chỉ tương ứng với loại đèn có công suất 10W mà thôi.
Nếu trường hợp đèn đang dùng mà ánh sáng suy giảm thì đó có thể là do quang thông của đèn đã giảm. Đây thường là dấu hiệu phổ biến ở các loại đèn rọi ray giá rẻ, chất lượng thấp hay có chip Led nhỏ. Một số nguyên nhân là do đèn tản nhiệt không tốt khiến nhiệt độ cao và dẫn đến quang thông bị suy giảm. Ví dụ, công suất của đèn khi mới lắp đặt là 100lm/W nhưng khoảng 1 tháng sau đèn giảm xuống còn 70lm/W và càng về sau thì thông số này càng giảm.
Thường thì 1 đường ray sẽ có chiều dài từ 1-3m. Theo đó, dây dẫn ở mỗi thanh ray sẽ xử lý mạch chiếu sáng ở mức 10A, 220V hay khoảng 15A, 120V. Công suất tối đa thanh ray có thể hỗ trợ là khoảng 2000W.
Nhưng để tránh tình trạng quá mạch, khi lắp đèn rọi thanh ray nên để dự trữ khoảng 20% tổng công suất tải. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho mạch chiếu sáng. Như vậy, tổng công suất chiếu sáng của 1 thanh ray nên lắp đặt tối đa là 1600W. Dựa trên thông số này, bạn có thể lắp đặt số lượng đèn phù hợp tùy theo công suất thiết kế của mỗi đèn.
Chia sẻ của Thiết Bị Bến Thành cho bài viết đèn rọi thanh ray trên hy vọng giúp Quý khách hàng hiểu rõ về dòng sản phẩm này. Đây là thiết bị chiếu sáng mới, có nhiều ưu điểm khi sử dụng. Bạn có thể kết nối chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn và chọn được đèn với công suất phù hợp, bảng giá tốt nhất.
Thiết bị điện công nghiệp giá tốt
Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp
Đội ngũ kinh doanh tận tình
Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm
Báo giá nhanh, giao hàng nhanh
Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín