7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Công tắc xoay các loại | Cách sử dụng
Bến Thành cung cấp các loại công tắc xoay nhiều vị trí khác nhau sử dụng cho ngành điện công nghiệp, có nhiều loại phù hợp lắp tủ điện và nhiều ứng dụng khác.

Công tắc xoay được xem là một trong những thiết bị điện không thể thiếu trong hệ thống tủ điện công nghiệp hiện nay. Thiết bị được lựa chọn nhằm thực hiện vai trò đóng cắt thiết bị từ xa, mang đến hiệu quả an toàn cho các thiết bị điện cũng như người dùng một cách tốt nhất. Thiết bị này hoạt động như thế nào? Sử dụng loại công tắc này sẽ mang đến lợi ích gì? Những thắc mắc của bạn sẽ được Bến Thành lần lượt giải đáp nhé.

Công tắc xoay là gì
 

Công tắc xoay là một thiết bị điện được ứng dụng trong hệ thống mạch điện công nghiệp, đây là 1 loại công tắc cơ điện với đặc điểm đa chức năng. Nó được dùng để thay thế hoàn hảo cho những công tắc bấm nút khác. Công tắc thiết kế với khả năng xoay được 360 độ hoặc chuyển vị trí bằng nắp xoay. Điều này được thực hiện nhờ chốt xoay ở bên trong thiết bị.

Điểm thú vị của công tắc xoay là nó được dùng nhiều trong điều khiển mạch điện khác nhau chỉ bằng 1 công tắc duy nhất. Trên thị trường hiện nay, loại công tắc này được sản xuất với sự đa dạng về kích thước, vật liệu và cả hình dạng. 

Lý thuyết về công tắc xoay
 

Công tắc xoay sẽ được dùng để kết nối các mạch chức năng từ thiết bị đến với nguồn điện. Theo đó, khi công tắc nhận được điện tích sẽ đưa chúng đến mạch đã được kết nối. Nguyên lý làm việc của công tắc xoay là hệ thống điều khiển mạnh mẽ và có phản hồi ngay lập tức. 

Trên thực tế, công tắc xoay được ứng dụng rất nhiều như: giúp thay đổi tốc độ quạt, điều chỉnh độ sáng, điều chỉnh âm thanh chuyên nghiệp, radio cầm tay, bảng điều khiển ô tô (điều hòa và quạt trong nội thất xe)... Ngoài ra, loại công tắc này cũng được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: y tế, công nghiệp, quân sự...

Nguyên lý hoạt động của công tắc xoay
 

Mặc dù mẫu mã, thiết kế và cấu hình của công tắc xoay khác nhau nhưng thực tế thì chúng đều có nguyên lý hoạt động chung. Theo đó, khi trục chính quay thì các chốt sẽ di chuyển tới những vị trí khác nhau và tiếp xúc đến những đầu nối điện phù hợp. Khi đó, mạch kết nối được kích hoạt để làm thay đổi trạng thái từ bật sang tắt hoặc ngược lại. Mạch này sẽ đi qua 1 bộ phần hình tròn gọi là wafer. Tùy theo mỗi nơi khác nhau mà mạch sẽ có được kết nối tương ứng.

Đa số thiết kế công tắc này đều sẽ có bánh xe dạng hình sao hay hình có khía. Rất hiếm công tắc có bề mặt nhẵn. Đặc điểm này sẽ giúp công tắc không dừng lại ở vị trí trung gian giữa những điểm tiếp xúc. Chính vì mục đích này mà các thiết kế của công tắc đều có thêm lò xo để làm chốt giữ.

Các đầu cuối sẽ được đặt ở xung quanh vị trí trục với những khoảng cố định. Khoảng cách này thường ở các mức 30°, 45°, 60° và 90°. Góc này sẽ xác định số lượng những vị trí chuyển đổi có sẵn của công tắc. Số lượng góc nhiều hay ít người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn. Bởi nhiều công tắc xoay có thể chèn vòng đệm vào trong các khe đã được thiết kế đặc biệt.

Công tắc xoay được sử dụng để làm gì?
 

Nhiệm vụ chính của công tắc xoay là kết nối mạch chức năng ở trong thiết bị đến với nguồn điện. Nó cung cấp hệ thống điều khiển tính năng cơ học mạnh mẽ và ngay lập tức có sự phản hồi với xúc giác. Đặc biệt, với những hệ thống được điều khiển bằng máy tính có thể gây nên những sự cố nghiêm trọng.

Hiện nay, nhiều ứng dụng thực tế có sự tham gia của loại công tắc này. Điển hình như:

  • Thay đổi tốc độ hoạt động của quạt
  • Ứng dụng trong đèn xoay
  • Ứng dụng điều chỉnh độ sáng.
     

Bên cạnh đó, công tắc xoay cũng được dùng ở một số ứng dụng khác như:

  • Bộ chia để chuyển đổi âm thanh giữa các kênh hay các loa.
  • Trong bộ phận chuyển kênh hay băng tần của bộ đàm cầm tay 
  • Dùng làm công tắc xoay của Guitar với 3 chiều, 6 vị trí giúp người dùng chọn được hiệu ứng và âm sắc khác nhau.
  • Ứng dụng trong vôn kế giúp chọn các phạm vi phù hợp.
  • Dùng trong bộ phận chọn chức năng của quạt hay điều hòa trên bảng điều khiển của ô tô.
  • Ứng dụng trong bảng điều khiển của máy bay...
     

Trong các thiết bị truyền thông, lĩnh vực y tế, công nghiệp hay quân sự cũng có sự góp mặt của công tắc xoay. Có thể kể đến như:

  • Ứng dụng cho việc điều chỉnh tốc độ băng tải nhanh hay chậm.
  • Chỉnh tần số của các loại máy hiện sóng.
  • Hỗ trợ kiểm soát hiệu quả các thiết bị chẩn đoán...
     

Dù ứng dụng ở vị trí hay lĩnh vực nào thì việc dùng công tắc xoay cần phải đảm bảo mạch điện có thể di chuyển liên tục ở giữa những cấu hình phức tạp.

Ưu và nhược điểm của công tắc xoay
 

Ưu điểm
 

  • Chuyển động của công tắc theo hình tròn và có thể dừng hay ngắt ở rất nhiều vị trí.
  • Có thể dùng 1 vị trí công tắc cho nhiều tiếp điểm khác nhau.
  • Vòng quay ở bộ truyền động công tắc có khả năng tắt hay bật mạch tùy vào vị trí khác nhau. Đồng thời, nó cũng cho phép nhiều vị trí truyền động. Đây là ưu điểm rất nổi bật mà các công tắc thông thường không làm được.
  • Sản phẩm được sản xuất với độ kín cao, giúp bảo vệ công tắc được an toàn, ổn định trong nhiều môi trường khắc nghiệt.
  • Công tắc được sản xuất đạt các tiêu chuẩn chất lượng nên không chỉ có hiệu quả sử dụng cao mà còn rất thân thiện với môi trường.
  • Thiết bị có độ bền sử dụng dài lâu mang đến hiệu quả làm việc ổn định và tiết kiệm chi phí thay mới, bảo trì đáng kể.
  • Kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng đơn giản nhưng rất thẩm mỹ của công tắc giúp nó không chiếm dụng diện tích và cũng không gây khó khăn cho người dùng khi sử dụng.
     

Nhược điểm
 

  • Các tác vụ chuyển mạch của công tắc xoay khá phức tạp. Nó cần được tiến hành bởi những thiết bị kỹ thuật số. Vì vậy, thiết bị không được dùng nhiều.
  • Nó có thể khiến máy tính dễ gặp phải sự cố hư hại hoặc không có được bảo mật cao như mong muốn.
  • Giá thành cao khiến chi phí đầu tư dòng công tắc này nhiều hơn so với các loại công tắc khác.
  • Có nhiều vấn đề phát sinh nếu ứng dụng trong lĩnh vực truyền hình hay phát thanh.
  • Các thành phần cơ học rất dễ bị hao mòn theo thời gian.
  • Cần phải có sự tác động vật lý mới điều khiển được công tắc.
     

Đặc điểm của công tắc xoay
 

Công tắc xoay được thiết kế với nhiều đặc điểm nổi bật như:

  • Cấu tạo thiết bị đơn giản với tiếp điểm, phần đầu xoay, phần Holder và phần đầu đèn.
  • Kích thước sản phẩm gọn nhẹ giúp người dùng dễ dàng cho việc tháo lắp hay vận chuyển.
  • Kích thước của công tắc rất đa dạng, có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu và mục đích sử dụng của mọi người dùng.
  • Thiết bị có sự đa dạng về màu sắc.
  • Thiết bị được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhôm, inox, nhựa…
  • Công tắc có thể làm việc được trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
  • Hiệu suất làm việc của công tắc cao, có độ bền vượt trội theo thời gian.
  • Thiết bị điện này có tính chính xác vượt trội, đóng cắt nguồn điện nhanh chóng.
  • Giá thành sản phẩm hợp lý, đa dạng tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế của người dùng.
     

Phân loại công tắc xoay theo vị trí cực nối
 

Thiết bị đầu cuối chính là các điểm tiếp xúc trong của 1 mạch điện. Điểm đầu vào hay đầu cuối trên công tắc xoay sẽ được gọi là cực. Số cực này ở các thiết kế công tắc xoay sẽ có số lượng nhiều hơn 1 cực. Theo đó, mỗi đầu nối sẽ thông qua vòng quay và kết nối đến 1 loại đầu cuối.

Thường thì thiết kế công tắc xoay thường sẽ có cấu hình với loại 3 chiều, 4 chiều hay 6 chiều, 12 chiều. Nhiều mẫu công tắc còn có cấu hình nhiều chiều hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau.

Công tắc xoay có cấu hình khác nhau đều sẽ có sự kết hợp cực khác nhau. Ví như:

  • Công tắc xoay thiết kế 2 cực đôi: Có thể hoạt động cùng lúc
  • Công tắc xoay có 4 cực đôi: Được dùng nhiều trong các gia đình hay lĩnh vực công nghiệp.
  • Công tắc xoay có 8 cực: Được ứng dụng rất phổ biến giúp việc chọn cực hay đầu vào dễ dàng hơn.
  • Công tắc xoay có 2 cực 2 vị trí: Các cực có thể kết nối đến 2 vị trí được lựa chọn.
  • Công tắc xoay có 2 vị trí 6 cực: Mỗi cực có thể kết nối tới 3 vị trí được chọn.
  • Công tắc xoay thiết kế đa cực:  Nó chỉ có 1 cực với tính linh hoạt rất cao.
  • Công tắc xoay có 3 cực đôi: Hai mạch của công tắc thiết kế riêng biệt và cắt nhau ở 3 điểm khác biệt.
     

Cách đấu dây công tắc xoay
 

Khi dùng công tắc xoay cần phải biết được cách đấu nối để thiết bị phát huy hiệu quả sử dụng tốt nhất. Cụ thể như sau:

  • Xác định chính xác điểm đầu ra cho mỗi đầu cuối. Thường thì chúng sẽ được đánh dấu bằng nhãn dán. Nhưng trường hợp không thấy, bạn có thể xoay công tắc về vị trí số 1 và dùng ôm kế để tìm ra dòng điện.

  • Chuẩn bị dây để tiến hành đấu nối. Bạn cần bỏ lớp cách điện với kích thước khoảng ¼ inch để tiến hành hàn hay gắn vào đó 1 đầu dây nối phù hợp.

  • Đặt dây của thiết bị vào vị trí đầu vào của công tắc bằng cách hàn hay ấn đầu nối vào trong vị trí cần cố định. Nếu 1 công tắc xoay có nhiều đầu vào thì bạn lặp lại quy trình trên cho từng đầu vào đến khi hết mới thôi.

  • Cuối dùng, bạn dùng đầu nói để gắn dây dẫn vào đúng vị trí đầu ra. Tính theo thứ tự hoạt động, mạch đầu tiên phải được gắn vào đầu cuối 1. Mạch thứ 2 sẽ kết nối đến đầu cuối tiếp theo. Làm lần lượt thao tác theo chiều kim đồng hồ đến khi hết các mạch kết nối.
     

Hiện nay, công tắc xoay đang được lựa chọn để ứng dụng trong nhiều môi trường mạch điện khác nhau. Ví như: tủ điện cho hệ thông đóng gói bao bì, xử lý thiết bị, sản xuất công cụ, sản xuất ô tô…Dù được lựa chọn để ứng dụng trong môi trường nào thì công tắc cũng làm tốt vai trò của mình và trở thành lựa chọn tối ưu để mang đến hiệu quả sử dụng vượt trội nhất.

Trên đây, Thiết bị Bến Thành đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về công tắc xoay. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin hay đặt mua thiết bị thì đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được tư vấn và phục vụ mọi lúc.

Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín

Chọn tập tin