7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CÔNG TẮC GẠT TẠI BẾN THÀNH
1. Sản phẩm được thiết kế với nhiều loại khác nhau như: loại 2 vị trí, 3 vị trí hay loại nấc nhỏ, nấc trung, có nhiều chân từ 2 – 6 chân.
2. Thiết bị được sản xuất từ chất liệu cao cấp.
3. Tuổi thọ dài lâu.
4. Công tắc được các hãng sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với sự kiểm soát nghiêm ngặt nên chất lượng không chỉ cao mà còn đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác trên thị trường về thiết bị điện.
5. Sản phẩm đa dạng kiểu dáng, mẫu mã để đáp ứng tối đa mọi nhu cầu sử dụng mà người dùng đưa ra.
6. Các sản phẩm này đều được sản xuất với cấu tạo chắc chắn, cấp độ bảo vệ cao nên nó không sẽ hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ bên ngoài như: nước, bụi bẩn hay côn trùng… Từ đó giúp bảo vệ hệ thống mạch điện được tốt nhất.
7. Được sản xuất từ chất liệu cao cấp, không chứa hóa chất độc hại nên thiết bị không chỉ an toàn cho người dùng mà cũng không gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Sử dụng công tắc được xem là thành phần rất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ kết nối hay ngắt kết nối dòng điện ở trong mạch điện. Trong điều kiện tải thông thường, công tắc sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với việc đóng/mở những mạch điện khác nhau. Trên thị trường hiện nay, công tắc có nhiều mẫu mã, chất liệu, hiệu quả thích nghi môi trường và ứng dụng cũng khác nhau. Bài viết dưới đây, Bến Thành sẽ cùng bạn tìm hiểu về công tắc gạt và những ứng dụng của nó trong cuộc sống.
Công tắc gạt là loại công tắc được kích hoạt nhờ vào việc di chuyển cần gạt qua lại các vị trí giúp đóng hay mở mạch điện, thường được gọi với tên khác là công tắc bật tắt, công tắc nguồn bật tắt hay là công tắc cần điều khiển. Loại này thường có 2 loại phổ biến, đó là loại công tắc với tính năng bật tắt tạm thời và công tắc tiếp điểm duy trì.
Theo đó, công tắc duy trì khi được kích hoạt sẽ thay đổi vị trí và giữ nguyên ở đó đến khi công tắc được kích hoạt lại. Nhưng với công tắc tạm thời thì khác, nó chỉ kích hoạt khi có người vận hành công tắc.
Nói tóm lại, công tắc gạt là loại kích hoạt bằng cần di chuyển tiến lùi để thực hiện việc đóng/mở công tắc, có tính linh hoạt cao, có vai trò đóng,/ngắt đơn giản để điều khiển và đưa dòng điện tới thiết bị điện. Vì vậy, trong thực tế, thiết bị điện này có khả năng thích nghi được với rất nhiều lĩnh vực, vị trí khác nhau.
Khi người dùng gạt công tắc sẽ xuất hiện phản ứng chuyển tiếp vị trí để thực hiện kết nối hay đóng ngắt dòng điện. Hiểu đơn giản thì sau thao tác gạt, công tắc sẽ có khả năng tắt hay bật thiết bị điện mà nó kết nối.
Cấu hình chân
Các công tắc gạt sẽ có 3 chân với vai trò cụ thể như sau:
Cấu hình chân công tắc gạt
Thông số kỹ thuật
Một công tắc gạt sẽ có những đặc điểm thông số cơ bản sau:
Cấu tạo của công tắc gạt
Đặc điểm lắp đặt : Khi lắp đặt công tắc gạt sẽ cần phải dùng đến nhiều bộ phận khác nhau như: pít tông, lò xo, đòn bẩy, vòng chữ O, vỏ, đế và cả phần chuyển động.
Cần gạt: Cần gạt được thiết kế ở phần đầu của công tắc giúp điều khiển mạch điện thông qua thao tác bật và tắt. Đa số đòn bẩy đều làm bằng nhựa. Một số ít được làm bằng kim loại để đảm bảo độ bền của công tắc tốt hơn.
Lò xo: Bộ phận này được lắp đặt bên trong đòn bẩy. Nó sẽ có nhiệm vụ đẩy cần ra ngoài. Trong cấu tạo của công tắc gạt thì lò xo luôn được đặt tiếp xúc với đế.
Ron đệm: Đây là 1 bộ phận bằng cao su có hình tròn. Nó giúp các mối nối ở giữa vỏ, bộ phận chuyển động và đế đảm bảo độ kín.
Pit tông: Bộ phận này làm từ nhựa và được kết nối với bộ phận đế của cần gạt. Pit tông giúp cho đế luôn được tiếp xúc với đáy để đảm bảo cân gạt luôn có phạm vi chuyển động được thiết kế.
Phần cứng di chuyển: Đây là tiếp điểm có hình chữ U. Nó được thiết kế cố định với đòn bẩy. Theo đó, đầu tiếp điểm sẽ di chuyển đến cần gạt. Đồng thời, đầu cực ở giữa đầu tiếp điểm để tiến hành bật trạng thái của công tắc.
Vỏ: Bộ phận này có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận nằm ở bên trong công tắc. Đồng thời, nó giúp cần gạt có lỗ lên cao hơn so với bề mặt.
Đế: Vai trò của đế là kết hợp với vỏ để bảo vệ những thành phần ở bên trong công tắc. Ở bộ phận này sẽ có thiết bị đầu cuối nhô ra.
Dưới đây là sơ đồ mạch chuyển đổi điển hình sử dụng pin 6V cùng với 2 đèn Led D1 và D3, 2 điện trở R1 và R3 và công tắc gạt 3 vị trí 21236N.
Sơ đồ đấu dây công tắc gạt
Công tắc này sẽ có 2 thiết bị đầu ra và 1 đầu vào. Do đó, công tác sẽ nhận được 2 đầu ra. Theo đó, đầu ra thứ nhất là Pin 2 (COM) và Pin 1 (A) cùng với đầu ra thứ 2 sẽ lấy từ Pin 2 (COM) và Pin 3 (B). Thường thì công tắc này sẽ được dùng nhiều ở mạch 3 chiều giúp điều khiển thiết bị điện từ 2 vị trí.
Các kết nối trong mạch cụ thể như sau; Pin 1 và 3 sẽ được nối đến LED D1 và LED D2. Như vậy, khi Pin 1 bật sẽ làm bật đèn LED D1 và làm tắt đèn LED D2. Khi chân 3 bật thì LED 2D cũng sẽ bật lên và tắt LED D1. Như vậy, chỉ với 1 công tắc, người dùng hoàn toàn có thể điều khiển được 2 tải cùng 1 lúc.
Nói đến công tắc gạt sẽ có 4 loại gồm: SPDT, SPST, DPDT và DPST. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau mà người dùng cần biết để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.
Thực ra, thuật ngữ SPST là viết tắt của cụm từ “Nén 1 cực đơn”. Nó có 2 đầu cuối gồm đầu ra, đầu vào, hoạt động giống với công tắc bật/tắt đơn giản. Công tắc gạt SPST có vai trò chính là kết nối hay ngắt kết nối dây dẫn ở trong mạch nhánh. Theo đó, khi công tắc được mở, dòng điện đi qua mạch nhánh sẽ bị ngắt. Nếu nó đóng, dòng điện sẽ được kết nối lại.
Trong thực tế, công tắc gạt SPDT được dùng cho việc ngắt hay kết nối dây dẫn đơn tới 2 dây dẫn đơn bất kỳ nào khác. Nó sẽ có 3 thiết bị đầu cuối và đa số sẽ được thiết kế theo cặp.
Thiết bị đầu cuối số 1 sẽ được thiết kế để kết nối đến mọi loại tải để có thể cấp nguồn đền 1 thiết bị nhất định. Thiết bị đấu cuối thứ 2 sẽ tiếp nhận nguồn điện cần thiết để cấp nguồn tới thiết bị đầu cuối số 1 và số 3. Đồng thời, thiết bị đầu cuối thứ 3 sẽ được dùng cho việc kết nối đến mọi tải giúp kích hoạt bất cứ thiết bị nào. Như vậy, công tắc SPDT có thể cấp nguồn cho 1 trong 2 mạch. Nhiều trường hợp, nó còn được xem như công tắc 3 chiều.
Công tắc gạt DPST được dùng cho việc đóng cắt hay kết nối 2 dây dẫn mạch ở trong 1 mạch nhánh. Công tắc DPST sẽ gồm 4 thiết bị đầu cuối. Chúng sẽ được dùng cho việc kết nối hay ngắt kết nối cùng lúc 2 cặp thiết bị đầu cuối trong quá trình vận hành.
DPDT là công tắc gạt có nhiệm vụ đóng ngắt/ kết nối 2 dây dẫn đến 2 mạch điện thiết kế riêng biệt. Loại công tắc này có đặc điểm với 6 đầu cuối. Trong đó, đầu cuối số 3 và 4 sẽ nhận nguồn điện để truyền tải chúng đến những đầu cuối còn lại là 1, 2, 5 và 6. Trên thị trường hiện nay, công tắc bật tắt DPDT còn được gọi là công tắc gạt 4 vị trí hay công tắc 4 chiều.
Ngoài 4 loại công tắc gạt nói trên thì hiện nay còn có thêm một số công tắc khác như: công tắc gạt LED, phẳng mini hay công tắc bật tắt có nắp. Cụ thể thông tin như sau:
Công tắc gạt có nắp đậy
Loại công tắc này có nắp thường được dùng cho việc bảo vệ tối ưu các đầu của đòn bẩy bên trong thiết bị. Bộ phận này sẽ tránh tình trạng công tắc bị kích hoạt nhầm. Thường thì công tắc có nắp sẽ được dùng nhiều cho việc điều khiển đèn chiếu sáng trong nhà hay đèn trong xe như; đèn địa hình, đèn khung, đèn sương mù...
Công tắc gạt nhỏ
Điểm nổi bật của công tắc này là có kích thước nhỏ. Nó còn được gọi với nhiều tên khác như: Công tắc vi mô hay công tắc hành động nhanh. Thiết kế công tắc bật tắt nhỏ có công tắc lò xo phản ứng nhanh với lực tác dụng tốt. Khi lò xo ở trong công tắc được kích hoạt, dòng điện sẽ đi vào và dịch chuyển tiếp điểm đến đúng vị trí. Hiện nay, loại công tắc này được dùng nhiều trong các ứng dụng dân dụng và cả công nghiệp.
Công tắc gạt đèn LED
Ở đầu công tắc có đèn LED để thể hiện trạng thái bật hay tắt của công tắc. Thiết bị sẽ được dùng trong các giao diện của bảng điều khiển phía trước hay trong các thiết bị cầm tay.
Công tắc gạt không còn là thiết bị điện xa lạ trong cuộc sống hiện đại ngày nay nữa. Đặc biệt là khi nó sở hữu nhiều ưu điểm khiến mọi người dùng đều không thể không hài lòng với những gì mà mình lựa chọn.
Có khả năng bịt kín đơn giản, kích thước nhỏ và độ bền cao.
Nó giúp kiểm soát, điều khiển điện năng tốt.
Công tắc được thiết kế theo tiêu chuẩn với thiết kế gọn nhẹ.
Công tắc gạt tiêu thụ rất ít điện năng. Vì vậy, thiết bị điện này sẽ không khiến người dùng phải băn khoăn về vấn đề tiền điện hàng tháng.
Bên cạnh những ưu điểm thì các công tắc gạt cũng có một vài nhược điểm như:
Khi vận hành sẽ xuất hiện âm thanh của cần gạt.
So với các công tắc thông thường thì thiết kế của nó có phần cồng kềnh và lớn hơn.
Muốn vận hành thiết bị cần phải có 1 thiết bị khóa chuyển đổi.
Thường thì các sản phẩm công tắc gạt này sẽ được lựa chọn để lắp đặt trong môi trường mạch điện công nghiệp cần đảm bảo an toàn cũng như sự phát hiện. Cụ thể là thiết bị được dùng nhiều trong các dây chuyển sản xuất, băng tải… của các nhà máy, xí nghiệp…Lựa chọn thiết bị sẽ là sự đảm bảo an toàn cao nhất cho cả người dùng và các thiết bị điện trong hệ thống.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, công tắc gạt được dùng trong nhiều lĩnh vực như:
Trên đây là những thông tin cơ bản về công tắc gạt mà Thiết bị Bến Thành muốn chia sẻ đến bạn. Loại công tắc này có độ tin cậy cao, hiệu suất làm việc ổn định. Nếu bạn cần lắp đặt công tắc gạt này và chưa tìm được nhà cung cấp uy tín hãy đến với chúng tôi. Bến Thành đảm bảo tư vấn mọi thông tin bạn muốn biết về sản phẩm. Đồng thời, dịch vụ cam kết cung cấp thiết bị 100% chính hãng, đáp ứng mọi yêu cầu về số lượng với bảng giá tốt, bảo hành dài lâu nhất
Hiện nay, các dòng công tắc công nghiệp đang được Bến Thành phân phối trực tiếp ra thị trường. Sản phẩm không chỉ có giá thành rẻ, chất lượng đảm bảo mà còn có độ bền rất vượt trội theo thời gian. Chỉ cần lựa chọn chúng tôi, mọi khách hàng đều sẽ có được sự hài lòng cả về chất lượng, hiệu quả tiết kiệm và sự phục vụ chuyên nghiệp nhất.
Thiết bị điện công nghiệp giá tốt
Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp
Đội ngũ kinh doanh tận tình
Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm
Báo giá nhanh, giao hàng nhanh
Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín