7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Các loại thang máng cáp

Các loại thang máng cáp hiện là lựa chọn rất cần thiết trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và thương mại. Đây là giải pháp mang đến hiệu quả tiết kiệm chi phí và thời gian rất hiệu quả.

Hiện nay, thị trường đang có nhiều loại thang máng cáp. Tuy nhiên, dù là loại nào thì chúng đều có khả năng hỗ trợ với những hệ thống dây cáp sau:

  • Đường dây điện cao thế
  • Hệ thống dây cáp điều khiển
  • Đường dây cáp quang
  • Đường dây viễn thông
  • Hệ thống dây cáp phân phối điện
     

Các loại vật liệu chế tạo thang máng cáp
 

Các hệ thống thang máng cáp ở trên thị trường hiện nay đa số đều được sản xuất từ kim loại có khả năng chống ăn mòn. Có thể kể đến như: thép cacbon thấp, hợp kim nhôm hay inox 304...Ngoài ra, một số dòng thang máng cáp sẽ được làm từ kẽm hay từ epoxy.

Chính vì vậy, tùy theo môi trường lắp đặt khác nhau mà việc lựa chọn vật liệu sản xuất máng cáp cũng sẽ có sự khác biệt.

Vật liệu Nhôm

Ưu điểm của các loại máng cáp làm bằng nhôm chính là có khả năng chống ăn mòn tốt; độ bền vượt trội; lắp đặt đơn giản. Ngoài ra, trọng lượng của loại thang máng cáp này rất nhẹ. Nếu so với khay cáp chỉ bằng 50% trọng lượng. Bên cạnh đó, quá trình sử dụng sẽ ít xảy ra sự cố hư hỏng do không có tình trạng nhiễm từ. Người dùng sẽ tiết kiệm chi phí bảo trì rất hiệu quả. 

Chất liệu nhôm thường dùng để sản xuất thang máng cáp là loại hợp kim dòng 6063. Thành phần của chúng không chứa đồng mà chứa 1 lượng magie và silic thích hợp. Điều này giúp hiệu quả xử lý nhiệt được vượt trội hơn. Thành phần trong loại nhôm này sẽ giúp hiệu quả định dạng cấu trúc và khả năng chống ăn mòn rất cao trong nhiều môi trường sử dụng.

Hơn thế nữa, chất liệu nhôm này có phần màng nhôm oxit với khả năng tự phục hồi rất hiệu quả. Thậm chí, trong môi trường có chứa Aluminium thì máng cáp làm từ nhôm vẫn có độ bền rất vượt trội.

Vật liệu Thép

Chất liệu thép cao cấp sẽ được dùng để sản xuất máng cáp thép. Sản phẩm được sản xuất bằng quy trình cuộn liên tục kết hợp ép đùn và tạo hình. Điều này sẽ giúp độ bền cơ học của máng cáp tăng lên không ít.

Lý do khiến vật liệu thép dùng làm thang máng cáp được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng bởi độ bền vượt trội và chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, “điểm trừ” của nó là trọng lượng cao, hiệu quả chống ăn mòn thấp và khả năng dẫn điện không cao. 

Tùy theo từng môi trường lắp đặt máng cáp thép mà tốc độ ăn mòn nhanh hay chậm sẽ có sự khác biệt. Ngoài ra, tùy vào thiết kế của máng có lớp phủ bảo vệ hay không.

Vật liệu Thép không gỉ

Thang máng cáp làm từ thép không gỉ có độ bền rất cao trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Chúng được sản xuất từ cuộn inox 304, 316. Sản phẩm có khả năng chống lại các hóa chất hữu cơ hay vô cơ ở nhiệt cao hay thuốc nhuộm. Thành phần của thép không gỉ sẽ có ít cacbon và nhiều niken cũng như nhiều crom. Vì thế, máng cáp sẽ có khả năng chống ăn mòn rất vượt trội. Đồng thời, hiệu quả hàn cũng sẽ tốt hơn.

Các chất liệu phủ bảo vệ thang máng cáp
 

Thang máng cáp mạ kẽm
 

Trong các loại thang máng cáp thì mạ kẽm là lớp phủ được dùng phổ biến nhất. Lựa chọn này giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ máng cáp khỏi sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Đồng thời, ưu điểm của lớp phủ này còn là khả năng tự phục hồi. Nhưng nếu xuất hiện vết xước hay vết cắt thì nó sẽ không được bảo vệ tốt như mong muốn.

Lớp phủ mạ kẽm sẽ trải qua quá trình nhúng vào bể muối kẽm. Khi đó, sự kết hợp giữa oxit kẽm với cacbonat và hydroxit sẽ tạo nên một lớp bảo vệ chắc chắn cho máng cáp. Chính lớp phủ này sẽ giúp sản phẩm có độ dày vượt trội hơn và chống ăn mòn hiệu quả trước nhiều điều kiện môi trường.

Thang máng cáp tráng kẽm

Thang máng cáp sơn tĩnh điện
 

Thang máng cáp được phủ lớp sơn tĩnh điện giúp báo vệ bề mặt, chống các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến vật liệu chế tạo thang máng cáp như thép, giúp hạn chế khả năng ăn mòn, gỉ sét. Hiện nay, được sử dụng nhiều nhất là loại máng cáp sơn tĩnh điện do chi phí gía thành rẻ hơn so với các loại khác, tuy nhiên sử dụng sơn tĩnh điện thì thang máng cáp chỉ được lắp cho nhà, môi trường khô ráo không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, nước.

Thang máng cáp sơn tĩnh điện

Thang máng cáp được mạ kẽm trước
 

Đây còn gọi là cách mạ kẽm nhúng nóng. Các cuộn thép sẽ được tiến hành nóng chảy và cắt thành kích thước thích hợp để tiến hành bước chế tạo. Với những điểm như mối hàn hay vết cắt sẽ không được phủ mạ kẽm trước. Chúng sẽ được bảo vệ bằng kẽm lân cận giúp chúng có khả năng tự phục hồi hiệu quả.

Mặc dù có tuổi thọ khá cao nhưng đây không phải là lớp phủ được khuyến nghị dùng trong các môi trường lắp đặt máng cáp công nghiệp hay ngoài trời.

Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng
 

Lớp phủ này được thực hiện khi thang máng cáp được sản xuất xong. Chúng sẽ được nhúng vào trong bể kẽm đang nóng chảy. Khi đó, bề mặt thang máng cáp sẽ có một lớp phủ, kể cả đó là các lỗ hay các mối hàn.

Thời gian ngâm thang máng cáp sẽ quyết định đến độ dày của lớp phủ. Theo tính toán thì độ dày của lớp phủ sau khi mạ kẽm nhúng nóng sẽ đạt tối thiểu là 914,52gram cho 1 mét vuông thép hay đạt mức 457,2gram/mét vuông của mặt tấm thép. Đây là lựa chọn có thể ứng dụng trong tất cả các môi trường sử dụng. Dù là môi trường công nghiệp hay trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Thang máng cáp nhúng nóng

Các loại thang máng cáp
 

Đối với dòng thang máng cáp làm bằng các loại vật liệu khác nhau thì thị trường hiện có 6 loại cơ bản sau:

  • Thang cáp
  • Máng cáp
  • Khay cáp 
  • Máng cáp dạng ray
  • Máng cáp dạng lưới
  • Khay cáp dạng thanh ray đơn
     

Thang cáp
 

Thang cáp được sử dụng hầu hết các hệ thống lắp đặt dây dẫn. Loại thang cáp này có nhiều ưu điểm khiến người dùng hài lòng khi sử dụng.

Đặc điểm:

  • Thiết kế thang cáp có nắp. Chi tiết đó giúp không khí có thể đi qua các dây cáp một cách dễ dàng để tránh tình trạng tích tụ nhiệt. Điều này sẽ đảm bảo tuổi thọ của dây cáp luôn được duy trì khi tình trạng lão hóa được hạn chế đến mức tối ưu.
  • Thang cáp có thiết kế bậc giúp việc buộc dây cáp được thuận lợi hơn. Đây là điều quan trọng đối với quá trình lắp đặt cáp dẫn đơn. Ngoài ra, khi có tình trạng ngắn mạch xảy ra; tình trạng xuất hiện lực từ sẽ khiến các dây cáp đơn có thể rơi ra khỏi khay cáp nếu chúng không được ràng chắn cẩn thận.
  • Thiết kế phần trên và dưới của thang cáp sẽ giúp các dây cáp đi qua một cách dễ dàng. 
  • Với kiểu thang cáp bậc thang thì độ ẩm cũng không thể tích tụ ở trong máng giúp điều kiện bảo quản dây cáp được tốt nhất.
  • Đối với trường hợp thang cáp cần phải lắp đặt ở vị trí làm việc thì người dùng có thể dễ dàng tiếp cận bằng tay qua vị trí đáy. Khi đó, việc lắp đặt hệ thống cáp với đường kính nhỏ hay các thiết bị điều khiển...cũng sẽ thuận tiện hơn hẳn.
  • Thiết kế của kiểu thang cáp sẽ có khoảng cách phổ biến được thiết kế là 9 inch. Với khoảng cách này, mọi loại cáp trên thị trường đều có thể thuận tiện đưa qua mà không gặp bất cứ khó khăn nào. So với các khoảng cách 12 inch hay 18 inch thì 9 inch được xem là khoảng cách lý tưởng để hệ thống cáp không bị rũ xuống. Điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian lắp đặt.

Thang cáp

Thang cáp có lỗ thông gió

Lý do khiến nhiều người chọn thang cáp có lỗ thông gió mà không phải loại thang cáp bình thường chính là tính thẩm mỹ vượt trội. Mặc dù nó không có khả năng chứa lượng dây cáp nhiều như bình thường nhưng sự chênh lệch này cũng không đáng kể. Ngoài ra, loại thang cáp này cũng mang đến hiệu quả bảo vệ tuổi thọ dây cáp rất đáng kể. Đặc trưng nổi bật của dòng thang cáp này chính là:

  • Đường ray bên được bảo vệ rất chắc chắn
  • Có độ bền tối ưu
  • Chiều rộng có kích thước phổ biến: 6, 12, 18, 24, 30 & 36 inch
  • Chiều cao tiêu chuẩn là 3, 4, 5 & 6 inch
  • Chiều dài có kích thước tiêu chuẩn là 10, 12, 20 & 24 feet
  • Khoảng cách rung phổ biến ở mức 6, 9, 12 & 18 inch.
     

Máng cáp
 

Máng cáp là sự lựa chọn phổ biến ở những ứng dụng nâng đỡ hệ thống dây viễn thông hay dây cáp điện.

Đặc điểm:

  • Máng cáp thiết kế có nắp giúp việc bảo vệ  hệ thống dây rất hiệu quả. 
  • Tuy nhiên, loại máng cáp này có thể gây tích tụ độ ẩm. Vì vậy, đôi khi máng cáp cũng được cho khoét lỗ khoan thoát nước nhỏ với kích thước ¼ inch.
  • Máng cáp được các kỹ sư thiết kế khuyến nghị sử dụng cho các loại dây điện cần phải được bảo vệ hoàn toàn bằng chất liệu kim loại. Nó có thể đảm bảo tình trạng hỏng cáp hiếm khi xảy ra, thậm chí là không tồn tại.

Đặc trưng:

  • Máng cáp này có chiều rộng từ 50mm đến 600mm
  • Chiều cao của khay cáp thường được chọn với các mức 40, 50, 70, 100, 150 & 200mm
  • Độ dài tiêu chuẩn của khay cáp sẽ đạt mức 2.5 mét, 3 mét
     

máng cáp

Khay cáp
 

Khay cáp này được dùng trong những nhu cầu cần tạo nhiệt vừa phải. Ngoài ra, nhịp đỡ cũng đạt từ 5  - 12 feet.

  • Khay cáp được làm từ vật liệu nhôm, thép sơn tĩnh điện, mạ kẽm, nhúng nóng, hoặc inox
  • Chiều rộng tiêu chuẩn của khay cáp dạng máng là 50mm đến 600mm
  • Chiều cao tiêu chuẩn nằm ở mức 40, 50, 70, 100, 150 & 200mm
  • Độ dài khay cáp phổ biến là 2.5 mét, 3 mét
     

khay cáp

Máng cáp dạng ray
 

Trong trường hợp không thể sử dụng ống dẫn thì khay cáp kênh sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Loại khay cáp này có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Tiết kiệm chi phí lắp đặt
  • Kích thước chiều sộng từ 3 – 8 inch (tùy theo chất liệu là kim loại hay phi kim loại)
  • Độ sâu đối với chất liệu kim loại là từ 1 ¼  - 1 ¾ và với phi kim loại sẽ là 1, 1 1/8, 1 5/8.
  • Chiều dài tiêu chuẩn của khay cáp kênh là 10, 12, 20 & 24 feet.
     

Máng cáp dạng ray

Máng lưới
 

Máng lưới là loại máng cáp dạng lưới được dùng nhiều cho các ứng dụng lắp đặt cáp quang hay viễn thông hay các loại cáp điện áp thấp.

Đặc điểm:

  • Máng lưới được phủ lớp bên ngoài thường là mạ kẽm nhúng nóng hay inox.
  • Chiều rộng tiêu chuẩn đạt ở mức 2, 4, 6, 8, 12, 16, 18, 20 & 24 inch
  • Chiều dài khay cáp tiêu chuẩn là ở mức 10 feet
  • Chiều cao tiêu chuẩn ở mức 1, 2 hay 4 inch.
     

máng lưới

Khay cáp thanh ray đơn
 

Khi cần lắp đặt cáp điện áp thấp hay cáp điện thông thường thì khay cáp ray đơn luôn rất được ưu tiên. Loại khay cáp này có ưu điểm về độ bền, sự tiện lợi khi lắp đặt giúp thời gian lắp đặt nhanh chóng và độ dày khay cáp rất vượt trội.

  • Khay cáp cho phép việc lắp đặt cáp nhanh chóng
  • Ứng dụng nhiều trong hệ thống cáp treo tường, treo đơn hay cáp tầng.
  • Kích thước chiều rộng phổ biến ở mức 6, 9, 12, 18 & 24 inch
  • Kích thước chiều cao phổ biến là 3, 4 & 6 inch
  • Kích thước chiều dài được lựa chọn nhiều nhất là 10 & 12 feet.
     

Khay cáp xương cá

Một vài lưu ý khi lắp đặt thang máng cáp
 

Trong quá trình lắp đặt thang máng cáp, người kỹ thuật phải tính toán đến mức độ giãn nở hay co lại của sản phẩm do ảnh hưởng nhiệt. 

Căn cứ vào chiều dài của máng cáp cùng với biên độ nhiệt của môi trường lắp đặt theo mùa để biết được số lượng tấm nẹp cần dùng khi khay cáp giãn nở là bao nhiêu.

Các tấm ghép nối giữa các thang máng cáp phải đảm bảo lắp đặt chính xác ở vị trí khe hở. Điều này giúp thang máng cáp hoạt động ổn định nhất.

Vị trí giá đỡ nằm gần các tấm mối nối giãn nở cần được neo chắc chẽ. Làm sao để thang máng cáp có thể chuyển động thuận tiện dọc theo cả hai hướng.

Trong trường hợp thang máng cáp được dùng như một dây dẫn để nối đất của thiết bị thì cần phải dùng thêm jumper để liên hết các kết nối mở rộng này. Điều này sẽ đảm bảo mạch điện được giữ liên tục.

Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín