7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Bộ chuyển đổi nguồn điện ATS là gì

Bộ chuyển đổi nguồn điện ATS thiết bị chuyển đổi nguồn điện đang sử dụng sang nguồn điện dự phòng và ngược lại trong trường hợp mất điện.

Ứng dụng của bộ chuyển nguồn tự động ATS trong cuộc sống hiện đại ngày càng phổ biến. Nhưng để lựa chọn và sử dụng thiết bị được hiệu quả; bạn cần phải tìm hiểu được những thông tin cơ bản về thiết bị. Như vậy, việc sử dụng cũng sẽ có được chất lượng như mong muốn.

Bộ chuyển nguồn tự động ats là gì? Vai trò, chức năng hoạt động của ATS
 

Bộ chuyển nguồn tự động ATS, hoặc gọi bộ chuyển mạch tự động. Là một loại thiết bị chuyển mạch được sử dụng kết hợp với máy phát điện diesel nhằm mang đến hiệu quả chuyển đổi tự động giữa nguồn điện và máy phát điện. Thiết bị này thường được dùng trong các trường hợp mất điện.

Tại sao bảng tủ điện điều khiển ATS chuyển mạch tự động lại quan trọng? 
 

Để giải đáp câu hỏi này, bạn cần biết rằng, công tắc chuyển mạch dù được thiết kế thủ công hay tự động thì chúng cũng đều là thiết bị bắt buộc phải có trong máy phát điện theo quy định ở mọi quốc gia. Thiết kế công tắc chuyển cần đảm bảo tránh cách yếu tố sau:

  • Thứ nhất là không để nguồn điện lưới có sự tiếp xúc với máy phát điện để tránh gây ra tình trạng cháy nổ.
  • Thứ hai là không để máy phát điện khi bị lỗi có thể phát điện trở lại mà chưa qua quá trình kiểm tra, khắc phục lỗi. Điều này sẽ gây nguy hiểm rất lớn đến tính mạng của nhân viên kỹ sư điện.
     

Khi ứng dụng vào thực tế, dù là công tắc thủ công hay tự động thì đều thực hiện cùng 1 chức năng. Trong khi đó, bộ chuyển nguồn tự động ATS lại đảm nhận việc tiết kiệm thời gian và giảm thiểu tình trạng mất điện đến mức thấp nhất.

Bộ chuyển đổi nguồn điện ATS là gì

Bảng tủ điện điều khiển ATS hoạt động và công tắc chuyển tự động như thế nào?
 

Với bảng tủ điện điều khiển ATS thì trên thị trường hiện có 2 loại gồm: loại có phát hiện nguồn điện tích hợp và loại bảng không phát hiện nguồn điện. Cấu tạo và hoạt động của 2 loại bảng điều khiển này đều có sự khác biệt.

Bộ nguồn ATS chuyển mạch tự động với phát hiện nguồn

Loại bảng này được tích hợp sẵn tính năng phát hiện nguồn nên có khả năng giám sát hoạt động của điện lưới. Khi phát hiện sự cố nguồn điện sẽ tiến hành ngắt kết nối ra ngoài nguồn điện. Đồng thời, bảng cũng sẽ gửi tin hiệu đến máy phát điện để khởi động và cung cấp điện cho toàn hệ thống, tránh tình trạng mất điện gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các máy móc, thiết bị.

Bảng tủ ATS chuyển mạch tự động mà không cần phát hiện nguồn

Loại bảng tủ điện ATS này sẽ tích hợp tính năng không phát hiện nguồn. Theo đó, khi có sự cố nguồn điện, bảng sẽ gửi tín hiệu đến ATS để thực hiện việc ngắt kết nối ra khỏi nguồn điện. Đồng thời, máy phát điện cũng sẽ tự khởi động và gửi tiến hiện để ATS khởi động. Khi nhận được tín hiệu phát ra, ATS sẽ tiến hành chuyển sang nguồn cung cấp máy phát điện để hoạt động.

Ưu điểm / nhược điểm của bộ chuyển đổi nguồn tự động ATS là gì
 

Bạn đang thắc mắc bộ chuyển đổi nguồn thủ công và tự động có ưu, nhược điểm như thế nào? Hãy cùng tham khảo ngay đáp án dưới đây.

Ưu nhược điểm của bộ chuyển nguồn tự động

  • Không cần chuyển đổi nguồn điện khi có sự cố lỗi nguồn điện xảy ra. Tất cả đều được hoạt động tự động.
  • Bạn cần khởi động trình tạo theo cách thủ công mỗi lần
  • Có thể khởi động nguồn dự phòng kể cả khi không ở gần
  • Tiết kiệm thời gian cho việc xử lý sự cố lỗi nguồn điện. Từ đó sẽ hạn chế những thiệt hại về máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì bộ chuyển động tự động sẽ có nhược điểm về giá thành cao. Nó đòi hỏi chi phí đầu tư thiết lập lớn nên người dùng sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.

Ưu nhược điểm của bộ chuyển nguồn thủ công

  • Bảng giúp tiết kiệm chi phí đầu tư tối ưu.
  • Không cần phải sử dụng cáp điều khiển mà chỉ cần sử dụng cáp cấp điện là được.

Mặc dù vậy, việc sử dụng bảng điều khiển thủ công sẽ cần bạn phải tự mình đóng- ngắt máy phát điện khi có sự cố điện xảy ra. Điều này khiến bạn tốn thời gian hơn. Đặc biệt là nó sẽ gây bất lợi nếu bạn không có ở nhà khi sự cố xảy ra.

Bộ chuyển nguồn tự động atsBộ chuyển nguồn thủ công

Chức năng của bộ chuyển nguồn tự động ATS
 

Công tắc của bộ chuyển nguồn tự động ATS là một thiết bị hoạt động tự động để chuyển nguồn chính sang nguồn dự phòng khi xảy ra sự cố điện. Một ATS có khả năng khởi động cùng lúc nhiều hệ thống điện dự phòng. Vì thiết bị này được kết nối với cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng. ATS là thiết bị trung gian giữa nguồn điện và thiết bị điện. Nó hoạt động giống như một rơ le điện. Ngoài ra, nhiều trường hợp thì ATS cũng có thể hoạt động như một nguồn điện dự phòng độc lập.

Chính hoạt động của ATS mà nó được ứng dụng rất phổ biến trong trung tâm dữ liệu. Đây là nơi đòi hỏi phải có nguồn điện liên tục. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng, người điều hành trung tâm dữ liệu cần phải theo dõi thường xuyên khả năng hoạt động của bộ ATS. Điều này sẽ giúp đảm bảo thiết bị này luôn hoạt động tốt và không xảy ra sự cố khi cần thiết.

Bên cạnh đó, các công tắc nguồn chuyển đổi thủ công cũng đòi hỏi người quản lý phải lập thêm 1 công tắc vật lý. Cách này giúp việc chuyển sang nguồn điện mới được hiệu quả mà không cần bộ chuyển đổi tự động.

Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết bộ chuyển nguồn tự động ATS là gì hay thiết bị này hoạt động ra sao thì đừng ngần ngại tham khảo bài viết trên. Chúng tôi hy vọng, bạn có thể hiểu rõ hơn về bộ ATS cũng như vai trò, chức năng khi ứng dụng vào thực tế. Điều này sẽ giúp việc lựa chọn loại ATS cũng như lắp đặt, quản lý và bảo trì thiết bị được hiệu quả nhất.

Lắp đặt tủ điện ATS như thế nào
 

Hiện nay, tủ điện chuyển nguồn tự động ATS trên thị trường có rất nhiều thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là loại có 1 relay sự cố lắp trong vỏ bọc điện kèm theo 2 contactor. Các contactor này sẽ được khóa liên động bằng điện và cơ khí. Như vậy, nó có thể đảm bảo không thể tiến hành đóng 2 công tắc cùng 1 thời điểm mà cần phải có nguồn điện mới có thể đóng được.

Việc thiết kế khóa liên động trong mạch điện nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn các contactor tiếp xúc với điện cùng 1 thời điểm. Vai trò của khóa liên động cơ học sẽ giúp mạch điện và contactor đóng lại ngay. Đồng thời, mạch thứ cấp cũng sẽ được sử dụng như một lớp bảo vệ bổ sung để tránh tình trạng tiếp xúc của hai yếu tố này.

Khi contactor được cấp điện chúng sẽ mở. Nếu trường hợp có 2 contactor thì mạch đóng của cái này sẽ được nối với dây phụ của cái kia. Khi đó, nếu 1 cái đóng thì cái còn lại sẽ không được cung cấp năng lượng.

Trong trường hợp nguồn điện bị lỗi, bộ chuyển nguồn tự động ATS sẽ tiến hành khởi động từ xa đến máy phát điện. Thiết bị này sẽ chạy lên và khi đạt đến công suất cũng như điện áp được yêu cầu; ATS sẽ thực hiện việc mở contactor nguồn và đồng thời đóng contactor của máy phát điện lại. Khi sự cố điện kết thúc, contactor của máy phát sẽ được mở và contactor của nguồn sẽ được đóng lại. Trong quá trình sử dụng, người vận hành sẽ không thể để cả 2 contactor này cùng đóng. Bởi ngay cả khi nguồn điện có trở lại thì cũng có thể vẫn xảy ra hiện tượng ngắt nguồn điện nếu contacter có sự thay đổi.

Nếu các bạn đang có nhu cầu lắp đặt một tủ điện chuyển nguồn ATS khi cảm thấy phức tạp hãy liên hệ với Bến Thành để được tư vấn hỗ trợ, các bạn có thể dành thời gian quý báu của mình cho công việc quan trọng khác.

Lắp đặt tủ điện ATS

Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín