7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Đây cũng là yếu tố giúp công trình có được tính an toàn khi lắp đặt hệ thống thang mang cáp và quá trình sử dụng. Để đảm bảo việc lựa chọn chuẩn xác hơn từng loại, kích thước thang máng, Thiết bị Bến Thành sẽ giúp bạn tìm hiểu một số thông tin về các tiêu chuẩn, định mức khi lắp đặt thang máng cáp cho hệ thống điện, dây cáp tín hiệu ngay trong bài viết dưới đây.
Đối với tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống thang máng cáp sẽ được quy định theo 2 trường hợp gồm: trong thiết kế và trong lắp đặt. Cụ thể như sau:
Có 5 yếu tố cần phải chú ý đối với tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thang máng cáp điện gồm:
♦ Vật liệu: Để đảm bảo sử dụng thang cáp, máng cáp hay khay cáp phù hợp với môi trường lắp đặt như trong nhà, ngoài trời, môi trường muối biển, âme ướt thì vật liệu được lựa chọn cũng phải đảm bảo chất lượng và đạt các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật theo quy định. Điển hình như: thép mạ kẽm hay bề mặt vật liệu được phủ sơn tĩnh điện, inox 304, thép mạ kẽm nhúng nóng hay vật liệu nhôm.
♦ Độ dày: Yếu tố này sẽ phụ thuộc vào trọng lượng dây cáp đi trong máng, môi trường lắp đặt, tiêu chuẩn yêu cầu của chủ đầu tư độ dày để chọn lựa độ dày cho sản phẩm thang máng cáp. Điển hình như: máng cáp độ dày được khuyến khích từ 1mm - 2mm nhưng với máng cáp được xử lý mạ kẽm nhúng nóng thì độ dày tối thiểu ở mức 1,5 – 2.5mm.
♦ Tải trọng: Đây được hiểu là độ võng từ 2 điểm gối đỡ của thang máng cáp với quy định nhỏ hơn 1/300 nhịp. Yếu tố này quyết định trực tiếp tới độ an toàn, chắc chắn của toàn hệ thống.
♦ Khoáng cách gá đỡ: Tiêu chuẩn phổ biến là từ 1,2m - 2m. Nếu là loại thang máng cáp nặng sẽ yêu cầu tải trọng lớn hơn nên khoảng cách cũng sẽ lớn hơn.
♦ Bán kính cong: Tiêu chuẩn này quyết định bởi kích thước và phụ kiện lắp đặt thang mang cáp. Theo quy định thì đường kính ngoài của thang máng cáp nếu nhỏ hơn 100mm thì R = 400mm. Nếu đường kính ngoài của máng lớn hơn 100mm nhưng nhỏ hơn 160mm thì R = 600mm. (R là ký hiệu của bán kính).
Khi lắp đặt thang máng cáp cần đảm bảo các tiêu chuẩn tại TCVN 9208: 2012. Cụ thể như sau:
• Khi cần đi lượng dây cáp điện, tín hiệu nhiều thì cần phải dùng hệ thống thang máng cáp, khay cáp để bảo vệ dây cáp.
• Phải thi công hoàn thiện thang máng cáp trước khi đi dây cáp.
• Ở các vị trí đặc biệt, việc thi công thang máng cáp phải có thêm tê, cút nối, khâu chữ thập, nắp đậy hay các phụ kiện cần thiết khác.
• Thang máng cáp với chiều rộng từ 1200mm trở xuống phải lắp đặt thêm giá đỡ. Nếu sử dụng quang treo, bát ti treo cần đảm bảo khoảng cách từ 1m2 - 2m/1 quang treo và phải được cấp quyền mới thi công hệ thống.
• Cần cố định quang treo, giá đỡ ở vị trí kết cấu xây dựng. Nếu có thể hàn trực tiếp vào kết cấu bê tông của trần nhà hay mã thép sẽ đảm bảo an toàn hơn.
• Sử dụng đúng tiêu chuẩn vật liệu làm thang máng cáp để đảm bảo độ bền, khả năng chống gỉ sét, chống han gỉ tốt.
• Hệ thống cáp điện, dây tín hiệu cần phân loại, cố định bằng dây rút nhựa khi đi trong thang máng cáp.
• Cần bố trí thêm quạt gió hay nắp đậy ở những vị trí có khả năng tích nhiệt bụi nhiều.
• Chú ý tiếp đất thang máng cáp với mặt đất thông qua dây gần nhất.
• Thi công hệ thống phải đảm bảo việc tháo lắp dễ dàng để tiện lợi việc kiểm tra, bảo dưỡng trong tương lai.
• Hộp cáp phải làm từ kim loại có độ chắc chắn và nắp đậy khi trang bị phải phù hợp với chiều dài của dây cáp.
Lên định mức lắp đặt thang máng cáp là phần quan trọng cần biết để quá trình thi công được đảm bảo theo đúng kế hoạch tránh phát sinh và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cho công trình. Đây là quy định về mức hao phí máy móc, nhân công, vật liệu để lắp đặt thang máng cáp. Những yếu tố này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị, thi công và hoàn thiện thang máng cáp. Mỗi định mức sẽ có ảnh hưởng cụ thể như sau:
♦ Hao phí vật liệu: Đây là mức độ hao phí vật liệu, phụ kiện... trong quá trình lắp đặt thang máng cáp. Các vật liệu phải được tính toán với số lượng phù hợp so với đơn vị tính thang máng cáp. Nó cũng phụ thuộc với tỷ lệ % dựa trên chi phí của vật liệu chính.
♦ Hao phí nhân lực: Định mức này được tính bằng số ngày công của thợ chính và thợ phụ trong quá trình lắp đặt thang máng cáp điện. Yếu tố này cũng cần được tính toán ngay từ đầu. Sau khi hoàn thiện hệ thống sẽ tiến hành đối chiếu lại để tính mức hao phí phát sinh.
♦ Hao phí thiết bị, máy móc: Việc lắp đặt thang máng cáp chắc chắn phải sử dụng thiết bị, máy móc để hỗ trợ công nhân hoàn thiện công trình. Định mức này cần được xem xét ở việc số lần sử dụng máy móc trực tiếp hay máy phụ để hoàn thiện hệ thống. Mức hao phí sẽ tính theo tỷ lệ % dựa trên chi phí của máy.
Để lắp đặt thang máng cáp hoàn thiện sẽ trải qua quy trình với 5 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống thang máng cáp và phụ kiện
Trước khi tiến hành thi công thang máng cáp cần phải kiểm tra các thiết bị, phụ kiện đã đầy đủ chưa. Mặc dù thiết kế các bộ phận trong hệ thống có thể giống nhau nhưng khi lắp đặt sẽ có sự khác biệt. Việc kiểm tra trước khi thi công sẽ đảm bảo tiến độ thuận lợi cũng như tính an toàn trong quá trình lắp đặt.
Bước 2: Kiểm tra điều chỉnh kích thước
Nếu kiểm tra thang máng cáp và phần khung có kích thước không phù hợp thì cần điều chỉnh lại. Có thể tiến hành bằng việc cắt bớt, chỉ cần để lại khoảng 2 inch so với chiều dài cần sử dụng là phù hợp.
Bước 3: Cố định phần chân của thang máng cáp
Để lắp đặt thang máng cáp điện an toàn thì cần tiến hành khoan lỗ ở tường kết hợp với bộ chuyển đổi để cố định phần chân hệ thống một cách chắc chắn ở trong tường. Như vậy, khi thang máng cáp đưa vào sử dụng mới an toàn, bền bỉ.
Bước 4: Gắn chân đỡ của bộ phận vào thang máng cáp
Cần sử dụng đai ốc, bulong để tăng độ bền của thang máng cáp. Đây cũng là cách để giảm tính rủi ro do môi trường tác động khi sử dụng. Loại đai ống, bu lông được dùng cần đảm bảo phù hợp tải trọng để hiệu quả sử dụng cao hơn, bền bỉ hơn.
Bước 5: Tiến hành nối đất để thang máng cáp đảm bảo an toàn
Muốn hệ thống an toàn khi sử dụng thì cần tiến hành nối đất bằng dây tiếp địa giúp chặn dòng điện tử tiếp xúc vào các bộ phận của thang máng cáp. Bước này sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng và hạn chế các sự cố hư hại hay sự cố hất văng thiết bị khi sử dụng. Quá trình nối đất cần đảm bảo thuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm tra theo định kỳ khi hệ thống đi vào sử dụng.
Đáp ứng tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp
Lắp đặt hệ thống thang máng cáp là giải pháp mang đến nhiều lợi ích rất hấp dẫn. Điển hình như:
Giúp bảo vệ dây cáp, dây điện
Nguy cơ hỏng cáp điện sẽ được giảm tối ưu khi được bảo vệ bởi thang máng cáp. Tình trạng cáp bị rối, chen chúc hay căng cáp sẽ được hạn chế. Phần vỏ thang máng cáp còn giúp dây cáp được bảo vệ an toàn trước sự xâm nhập của khói bụi, côn trùng... Đây là ưu điểm rất nổi bật khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp, chủ thầu chọn sử dụng hệ thống khi thi công dây cáp điện.
Đảm bảo thầm mỹ khi thi công dây cáp điện
Chọn lắp đặt thang máng cáp điện để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Bởi tình trạng dây cáp chạy quanh tường hay sàn nhà sẽ gây chướng mắt, không gọn gàng. So với cách đi dây điện truyền thống thì việc thi công hệ thống thang máng cáp sẽ giúp môi trường sống, làm việc thêm ngăn nắp hơn. Các phát sinh cũng sẽ giảm rất đáng kể.
Hỗ trợ việc quản lý hệ thống cáp điện dễ dàng hơn
Có thang máng cáp thì việc lắp đặt, bảo trì dây cáp điện bên trong cũng tiện lợi, dễ dàng hơn rất nhiều. Các dây cáp điện luôn được bảo quản ở mức tốt nhất. Quá trình kiểm tra, tiếp cận hệ thống của thợ điện cũng thuận lợi hơn. Công việc quản lý đối với hệ thống cáp điện cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Giảm rủi ro, đảm bảo an toàn khi sử dụng
Thi công thang máng cáp được xem là giải pháp giúp đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng. Các mối nguy hiểm khi dây cáp đi dưới sàn nhà gây vấp ngã, chập điện hay nguy cơ hỏa hoạn cũng được hạn chế đến mức tối ưu.
Giúp hạn chế tình trạng rủi ro thương tích do điện giật. Đây chính là lựa chọn lý tưởng để thi công hệ thống dây điện trong không gian sống, làm việc hiện đại. Nhất là các công xưởng, xí nghiệp với nguy cơ cháy nổ cao.
Giúp tăng tuổi thọ của dây cáp điện
Việc thiết kế lắp đặt hệ thống thang máng cáp sẽ đảm bảo hệ thống dây cáp điện bên trong có được tuổi thọ lý tưởng nhất. Bởi dây cáp được bảo vệ an toàn, hạn chế các tác động từ môi trường một cách tốt nhất. Các dây cáp bên trong cũng được lắp đặt ngăn nắp, không chồng chéo, không bị căng cáp. Quá trình vận hành cũng ổn định hơn. Điều này giúp hệ thống dây cáp luôn có được khả năng làm việc tốt nhất. Sự cố hư hại dây cáp cũng vì thế mà giảm đi rất nhiều.
Tất tần tật thông tin về tiêu chuẩn, định mức và lợi ích của việc lắp đặt thang máng cáp điện đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở bài trên. Đây là giải pháp đang được ứng dụng phổ biến trong không gian sống cũng như làm việc. Để được tư vấn và cung cấp thang máng cáp chất lượng tốt bạn hãy liên hệ tới chúng tôi. Là đơn vị sản xuất, lắp đặt Thiết bị Bến Thành đảm bảo giúp công trình có được hệ thống an toàn, chắc chắn với chi phí vật tư thi công ưu đãi nhất.
Thiết bị điện công nghiệp giá tốt
Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp
Đội ngũ kinh doanh tận tình
Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm
Báo giá nhanh, giao hàng nhanh
Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín