7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Cảm biến áp suất là gì? Nguyên lý và phân loại

Cảm biến áp suất là gì, có nguyên lý hoạt động như thế nào? Ứng dụng của cảm biến áp suất trong thực tế ra sao? Bến Thành sẽ lần lượt đưa ra câu trả lời qua bài viết sau để bạn tham khảo và hiểu rõ hơn về thiết bị.

Cảm biến áp suất là gì
 

Nhiều người vẫn đang thắc mắc cảm biến áp suất là gì? Thực ra, áp suất chính là một lực tác dụng bởi chất khí hay lỏng lên một bề mặt. Đây lả đại lượng có thể đo được bằng đơn vị lực/đơn vị diện tích. Hiện nay, để đo áp suất, người ra sẽ sử dụng những đơn vị phổ biến như: Pa, Bar hay N/mm2. Trong khi đó, cảm biến được hiểu là thiết bị đo lường đối với một đại lượng vật lý để chuyển thành tín hiệu. Đại lượng cần đó có thể là nhiệt độ, lực, áp suất.

Vì thế, hiểu đơn giản thì cảm biến áp suất chính là thiết bị được tạo nên bởi 1 phần tử có tính nhạy cảm với áp suất. Từ đó, việc xác định áp suất sẽ có độ chính xác cao hơn khi thông tin chuyển đến đầu ra.

Cảm biến áp suất là gì

Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất
 

Công nghệ sản xuất cảm biến áp suất trên thị trường sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động của thiết bị sẽ có những điểm chung như:

  • Cảm biến áp suất dựa vào đồng hồ đo độ căng bằng 1 phần tử có tính nhạy cảm đối với áp suất. Phần tử này có thể là 1 màng ngăn hay là kim loại được thiết kế trên đồng hồ
  • Cảm biến áp suất điện dung sẽ dùng khoang áp suất kết hợp với mang ngăn để tạo thành tụ điện có tính năng thay đổi được. Khi áp suất cùng với điện dung giảm sẽ khiến màng ngăn có sự biến dạng. Khi công suất thay đổi có thể dùng điện để đo. Thường thì cảm biến áp suất điện dung sẽ được giới hạn ở mức thấp, tương đương 40 Bar.
  • Cảm biến áp suất điện trở Piezo được thiết kế với 1 màng ngăn làm từ chất liệu silicone. Kết hợp với đó là đồng hồ đo biến dạng để giúp phát hiện và đo áp suất được hiệu quả nhất. Loại cảm biến này có giới hạn áp suất cao khoảng 1.000 Bar.
  • Cảm biến áp suất cộng hưởng sẽ dùng sự thay đổi tần số cộng hưởng của cảm biến để đo được áp suất tác dụng. Thiết kế của cảm biến này đôi khi sẽ có độ nhạy cảm cao không chỉ với áp suất mà còn cả sự rung động hay các cú sốc.
     

Các loại cảm biến áp suất phổ biến
 

Cảm biến áp suất lắng đọng hơi hóa chất
 

Hóa chất lắng động hơi được viết tắt là CVD. Đây là quy trình dùng trong việc sản xuất đầu dò áp suất để đo độ biến dạng rất hiệu quả. Quy trình này mang đến hiệu quả sử dụng rất đáng tin cậy. Bởi bên trong đầu dò sẽ được gắn thêm con chip ASIC để hiệu chỉnh tuyến tính ở mức rất cao. Hiện nay, cảm biến áp suất lắng động hơi hóa chất đang được ứng dụng phổ biến trong HVAC, xử lý đường cao tốc hay bán dẫn.

Cảm biến áp suất lắng động hoá chất

Cảm biến áp suất màng mỏng - Máy đo độ căng
 

Máy đo độ căng này chính là một trong những cảm biến áp suất có độ tin cậy rất coa khi hoạt động. Thiết bị được đánh giá là có độ bền, khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường và độ chính xác rất cao. Cảm biến có thể đo được trong khoảng rộng từ 0-100 đến 0-30.000 PSI. Đặc biệt, trong môi trường dễ bay hơi hay có sự rung lắc mạnh hay tình trạng áp suất tăng đột ngột thì đây là lựa chọn hoàn hảo nhất.

Cảm biến áp suất màng mỏng

Cảm biến áp suất điện dung biến đổi
 

Trong trường hợp áp suất thấp thì cảm biến áp suất điện dung biến đổi chính là sự lựa chọn đáng tin cậy nhất. Nó có thể đặt trong phạm vi từ từ 0-2 PSI đến 0-15 PSI. Với cấu hình cứng cáp, chất liệu thép không gỉ kết hợp cùng công nghệ tụ điện biến đổi đã giúp cảm biến có khả năng sử dụng cho các ứng dụng động cơ công nghiệp như: điều khiển đường đến ống dẫn khí đốt tự nhiên, hệ thống thủy lực...

Cảm biến áp suất điện dung biến đổi

Cảm biến áp suất trạng thái rắn
 

Trong môi trường chịu va đập hay có sự rung lắc mạnh cần phải đo áp suất thì việc lựa chọn cảm biến áp suất trạng thái rắn sẽ là giải pháp lý tưởng nhất. Độ cảm biến chính xác, độ bền cao, hiệu quả sử dụng ổn định của cảm biến giúp thiết bị nhận được đánh giá rất cao trên thị trường. So với công tắc áp suất cơ điện thì việc chọn cảm biến áp suất này sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp có sự tác động lớn hơn 50 chu kỳ/phút. Hiện nay, cảm biến áp suất trạng thái rắn đang được dùng nhiều trong các ứng dụng như: khí Y tế, đường cao tốc, máy nén, ứng dụng công nghiệp...

Cảm biến áp suất trạng thái rắn

Cảm biến áp suất MMS
 

Không chỉ có khả năng cảm biến áp suất cao mà thiết bị còn mang đến hiệu quả tiết kiệm vượt trội cho người dùng khi tin tưởng lựa chọn. Thiết kế cảm biến áp suất MMS có các bộ phận làm từ inox 316Lvới cấu tạo chắc chắn, kích thước nhỏ gọn. Vì thế, cảm biến không chỉ phù hợp với nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt mà còn hoạt động rất tốt trong các môi trường hóa chất. 

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cảm biến áp suất MMS đang được dùng cho nhiều ứng dụng như: sản xuất thiết bị khử trùng y tế, thu hồi môi chất lạnh ở trong các điều hòa không khí, sản xuất thiết bị phân tích khí.

Cảm biến áp suất MMS

Ứng dụng cảm biến áp suất
 

Trong nhiều ngành công nghiệp, cảm biến áp suất được sử dụng để đảm nhận nhiệm vụ sản xuất:

  • Hệ thống báo động
  • Máy pha chế cà phê
  • Sản xuất người máy
  • Hệ thống làm lạnh
  • Cảm biến mực nước trong thiết bị y tế
  • Sản xuất máy thở y tế
  • Xây dựng cầu đường
  • Theo dõi nồng độ oxy
  • Ứng dụng trong ngành nông nghiệp
  • Ứng dụng trong lĩnh vực thủy lực công nghiệp.
     

Để được tư vấn hay chọn mua cảm biến áp suất chất lượng chính hãng, bạn hãy liên hệ đến Bến Thành nhà phân phối các loại cảm biến chính hãng. Đây là địa chỉ uy tín cam kết mang đến bạn dịch vụ chuyên nghiệp, sản phẩm cao cấp với mức giá tốt nhất.

Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín