7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Các loại công tắc hành trình

Công tắc hành trình (Limit Switch) được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất, thiết bị giúp giải pháp sản xuất tự động hoá hoàn hả hơn.. Vậy công tắc hành trình có mấy loại và chúng hoạt động như thế nào. Hãy cùng Bến Thành tìm hiểu qua bài viết sau.

Công tắc hành trình là gì
 

Công tắc hành trình được xem là một thiết bị cơ điện hoạt động bằng lực vật lý do có một vật tác động lên nó. Khi có đối tượng vật lý di chuyển và tiếp xúc tới thiết bị truyền thống, thiết bị sẽ khiến các tiếp điểm tách ra để ngắt kết nối điện. 

Giải thích theo ứng dụng thực tế thì công tắc hành trình được sử dụng để phát hiện sự xuất hiện hoặc vắng mặt của một đối tượng. Ngoài ra, thiết bị còn có thể dùng để xác định giới hạn di chuyển của một đối tượng.

Các loại công tắc hành trình

Cấu tạo và nguyên lý công tắc hành trình
 

Cấu tạo công tắc hành trình được thiết kế gồm 2 tiếp điểm thường đóng (NC) và thường mở (NO). Hoặc có thể chỉ có 1 tiếp điểm NO hoặc NC.

Công tắc hành trình được lắp đặt tại nơi công tắc chuyển trạng thái từ NO hoặc NC sang trạng thái hoạt động của thiết bị. Tiếp điểm chuyển từ trạng thái hoạt động đến trạng thái bình thường là vị trí nhả. Khi một đối tượng tiếp xúc với thiết bị truyền động chạm vào cánh tay của công tắc hành trình thì nó sẽ báo tín hiệu on hoặc off.

Các loại công tắc hành trình cơ học
 

Trên thị trường hiện có 2 loại công tắc hành trình phổ biến. Đó chính là:

  • Công tác kiểu đòn bẩy
  • Công tắc kiểu đẩy.
     

Công tắc hành trình kiểu đòn bẩy
 

Với công tắc này, tay truyền động được thiết kế từ thanh nối kết hợp đến trục đòn bẩy. Kể cả khi thanh bị lệch thì trục truyền động vẫn có thể quay tự do. Trường hợp thanh hiển thị lực bị loại bỏ thì trục đòn bẩy sẽ được công tắc đưa về trạng thái bình thường thông qua lò xo hồi vị.

Phía dưới trục đòn bẩy được gắn thêm 1 con lăn. Nó đóng vai trò quay bộ chuyển động khi bộ phận này thay đổi vị trí từ phải sang trái. Hoạt động của tác vụ cơ học với nhiều tiếp điểm được gắn phía bên công tắc hành trình.

Ban đầu, thiết kế tiếp điểm của công tắc có thể mở hoặc đóng. Sự kết hợp của cơ chế chấp hành cùng với tay đòn sẽ đưa tiếp điểm chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia. Điều này khiến cho công tắc hành trình chủ yếu sẽ ở trạng thái mở và khi được kích hoạt sẽ đóng lại.

Công tắc hành trình kiểu đòn bẩy

Công tắc hành trình loại đẩy
 

Với kiểu công tắc hành trình đẩy thì tiếp điểm sẽ được vận hành từ vị trí lõm của cánh tay đòn.

Nếu dựa trên loại chuyển động thì công tắc hành trình sẽ được phân thành 2 loại sau:

  • Loại chuyển động quay
  • Loại chuyển động tuyến tính
     

Công tắc hành trình kiểu đẩy

Công tắc hành trình chuyển động quay
 

Loại công tắc hành trình này được vận hành bằng trục quay. Khi trục đã đạt được đến số vòng quy định hay quay góc sẽ làm vận hành công tắc. Loại công tắc này thường được ưu tiên trong các trường hợp cần phải điều chỉnh giới hạn hành trình. Ngoài ra, công tắc giới hạn chuyển động quay cũng được dùng nhiều trong các ứng dụng cần trục nâng, hạ chuyển động.

Công tắc hành trình chuyển động tuyến tính
 

Chuyển động tuyến tính sẽ giúp công tắc phát hiện và kích hoạt. Trường hợp công tắc hành trình được thiết kế cố định thì chỉ cần điều chỉnh vị trí của cần gạt là có thể điều chỉnh công tắc.

Các loại công tắc hành trình được sử dụng cho:
 

  • Ứng dụng tiếp xúc trong thời gian ngắn
  • Các ứng dụng cần có sự duy trì liên hệ
     

Công tắc hành trình kết nối trong thời gian ngắn
 

Khi cánh tay dẫn động có sự tiếp xúc đến mục tiêu  sẽ làm thiết bị truyền động di chuyển từ vị trí tự do sang vận hành. Khi đó, trạng thái của tiếp điểm điện cũng sẽ thay đổi. Khi mục tiêu xa cánh tay truyền động mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

công tắc hành trình kết nối thời gian ngắn

Kết nối duy trì
 

Nhiều ứng dụng đòi hỏi phải có sự duy trì thiết bị truyến động cùng với các tiếp điểm trong 1 trạng thái ở thời gian dài. Kể cả khi mục tiêu di chuyển ra xa cánh tay dẫn động thì mọi thứ vẫn không có sự thay đổi. Trừ khi bộ truyền động có lực tác động lớn để đưa nó về trạng thái bình thường.

công tắc hành trình kết nối duy trì

Ưu, nhược điểm của công tắc hành trình
 

Ưu điểm công tắc hành ttrình
 

  • Độ nhạy cao
  • Giá thành ưu đãi
  • Phù hợp với các nhu cầu ứng dụng công nghệ thấp
     

Nhược điểm công tắc hành trình
 

  • Công tắc có độ bền không cao
  • Dễ bị ngắt kết nối
  • Cần phải tiếp xúc trực tiếp với mục tiêu mới có thể thực hiện đóng/ngắt
  • So với các loại cảm biến thì khả năng phản hồi của công tắc hành trình chậm hơn.
     

Ứng dụng của công tắc hành trình
 

Hiện nay, công tắc hành trình đang được sử dụng trong nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Các loại máy móc, thiết bị tự động hóa trong nhà máy
  • Ứng dụng hiệu quả trong máy công cụ giúp việc di chuyển trục máy được hạn chế tối đa
  • Ứng dụng trong xử lý vật liệu trong trường hợp vật di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác
  • Dùng để cấu tạo cầu trục
  • Ứng dụng tốt trong bảng điều khiển ánh sáng
     

Cách lựa chọn công tắc hành trình phù hợp
 

Hoạt động của công tắc hành trình chính là thông qua sự va chạm trực tiếp của các bộ phận chuyển động để làm hoạt động các tiếp điểm. Từ đó, công tắc sẽ giúp nhận biết được mạch điều khiển đang ở trạng thái Tắt hay mở để có được mục đích điều khiển tốt nhất.

Công tắc sẽ kết hợp với các thiết bị khác giúp tạo thành những thiết bị tự động hóa có tính năng phức tạp, mang đến hiệu quả sử dụng cao trong ngành công nghiệp. Đó là lý do việc lựa chọn công tắc hành trình luôn được nhiều người quan tâm. Bởi nếu chọn được công tắc phù hợp sẽ giúp hệ thống điều khiển tự động làm việc có hiệu quả tốt hơn. Vì thế, nếu muốn chọn công tắc hành trình, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tùy vào từng nhu cầu ứng dụng và các đối tượng cần điều khiển để chọn công tắc với giới hạn phù hợp. Với các nhu cầu ứng dụng trong máy móc hoạt động với tốc độ bình thường thì công tắc hành trình cơ bản là lựa chọn phù hợp nhất. Một số trường hơp đặc biệt sẽ cần dùng đến công tắc giới hạn có con lăn. Trong những yêu cầu cao hơn về độ chính xác và tin cậy thì nên lựa chọn cảm biến tiệm cận thay cho công tắc hành trình.
  • Tùy theo lực truyền giữa công tắc hành trình với máy để chọn được dạng cơ cấu truyền động phù hợp nhất. Cụ thể như:
     

+ Nếu tải trọng của công tác nhẹ hay trung bình thì có thể chọn công tắc có phần vỏ làm từ nhựa. Nhưng nếu thiết kế tải trọng cao thì vỏ cần được làm từ kim loại.

+ Bộ chuyển động cần được chọn tùy vào hình dạng cũng như hướng chuyển động của vật. 

  • Mạch điều khiển thiết kế điện áp và dòng điện định danh như thế nào thì công tắc hành trình cũng cần được chọn có sự phù hợp như vậy.
  • Công tắc hành trình được chọn là loại kiểu mở hay kiểu bảo vệ sẽ còn tùy thuộc vào môi trường cài đặt của nó.
  • Việc lựa chọn công tắc cũng cần chú ý đến môi trường lắp đặt, độ rung, độ sốc, độ ẩm, bụi bẩn...Điều này giúp đảm bảo khả năng hoạt động của thiết bị được tốt và bền bỉ nhất.
     

Bên cạnh những lưu ý khi chọn công tắc hành trình nói trên, bạn cũng cần chú ý đến một số điểm như: tốc độ hoạt động, lực tối thiểu, mô đun kết nối, Mô đun đầu vào của cáp và tuổi thọ của công tác...

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn và chưa biết phải chọn công tắc hành trình như thế nào có thể liên hệ đến Bến Thành. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn mọi thông tin về các loại thiết bị điều khiển cho bạn, cũng như các mẫu công tắc hành trình chính hãng với chất lượng vượt trội và mức giá ưu đãi nhất.

Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín

Chọn tập tin