7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa đồng, mạ đồng là thanh nối đất được lắp đặt hầu hết cho các công trình điện để đảm bảo an toàn cho các thiết bị và con người khi có sự cố tăng áp như do sét đánh.

Ưu điểm:

Cọc tiếp địa đồng, mạ đồng D=16m, dài 2.4 mét

Sản phẩm có xuất xứ Việt Nam và Ấn Độ

Đạt tiêu chuẩn TCVN 9385:2021, chất lượng

Đảm bảo đạt tiêu chuẩn lỹ thuật theo yêu cầu

Giá thành phù hợp với hầu hết các công trình

Nhận báo giá & chiết khấu tốt nhất từ Bến Thành
Tìm kiếm
Tìm
Mã sản phẩm Quy cách phổ biến Số lượng
+ -
+ -
+ -

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

I. Cọc tiếp địa là gì?

II. Tác dụng của cọc tiếp địa

III. Bảng giá cọc tiếp địa

IV. Tiêu chuẩn chọn cọc tiếp địa

V. Hướng dẫn cách lắp đặt cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa là gì? Thiết bị này ứng dụng nhằm mục đích gì trong cuộc sống? Giá như thế nào? Để có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như tầm quan trọng của nó với người dùng thì bạn cần tham khảo kỹ thông tin được Bến Thành chia sẻ qua bải viết sau. 

Cọc tiếp địa là gì
 

Hiểu một cách đơn giản thì cọc tiếp địa hay còn gọi là thanh nối đất hay là điện cực nối đất. Nó là một trục kim loại được các chuyên gia về điện lắp đặt để đảm bảo tính an toàn cho người dùng thiết bị điện. Có nghĩa là, thiết bị sẽ đóng vai trò giữ điện và giúp ngăn chặn tình trạng điện áp phóng điện tĩnh gây nguy hiểm. Sự cố này thường xảy ra khi có sét hay có bão. Bên cạnh đó, thiết bị còn có thể dùng để nối đất cho máy phát điện. 

Thông thường, cọc tiếp địa sẽ được lắp đặt gần với bảng điện chính. Chất liệu được sử dụng để sản xuất thiết bị này thường là đồng hoặc là thép được mạ đồng bên ngoài. Kích thước của chúng có đường kình khoảng 16mm và chiều dài đạt từ 2.4 – 3 mét. Khi lắp đặt, điện cực nối đất này phải được kết nối bằng điện đến với bảng điện chính. Có như vậy, thiết bị mới làm tốt vai trò tiếp đất hiệu quả nhất.

Thực ra, việc sử dụng cọc tiếp địa sẽ tùy thuộc vào điện trở ở mặt đất. Cụ thể là nếu điện trở ở mặt đất nhỏ hơn 24 ôm thì việc sử dụng thiết bị này có thể có  hoặc không cũng không ảnh hưởng nhiều đến tính an toàn khi sử dụng thiết bị điện. Nhưng nếu điện trở ở đất cao hơn 25 ôm thì phải có ít nhất 1 thanh nối đất lắp đặt mới đảm bảo an toàn điện.

Cọc tiếp địa

Tác dụng của cọc tiếp địa
 

Cọc tiếp địa thường được sử dụng để ổn định điện áp đi từ nguồn điện và tiêu tán tình trạng phóng điện tĩnh khi xuống đất. Chúng sẽ không mang dòng điện bên trong ở điều kiện bình thường, trừ các trường hợp xảy ra sự cố nối đất hay có tình trạng mất kết nối trung tính.

Khi dòng điện xoay chiều muốn trở lại nguồn thông qua máy biến áp sẽ xuất hiện sự phóng tĩnh điện của sét hay còn gọi là DC. Thông qua hệ thống nối đất, dòng điện tìm ra đường về nguồn. Đây có thể là đường riêng vốn có của nó hoặc là đường được vô tình tạo ra. Khi đó, dòng điện sẽ đi qua các tòa nhà cũng như thiết bị và bị tiêu tán. Như vậy, an toàn cho người dùng và các thiết bị được bảo vệ tối ưu.

Bảo vệ chống đột biến điện

Một số trường hợp có thể xảy ra tình trạng đột biến điện trên hệ thống. Phổ biến nhất là tình trạng điện áp có dấu hiệu tăng vọt khiến dây dẫn điện bị hư hỏng hay mất đi một dây. Thường thì tình trạng đột biến điện này sẽ diễn ra do một số nguyên nhân như:

  • Phổ biến nhất là do gần đường dây điện hay bị sét đánh trúng. Bên cạnh đó, tình trạng thiết bị điện lớn hay những dòng máy móc hạng nặng được đặt và hoạt động gần khu vực này được bật hay tắt cũng sẽ khiến điện áp bị tăng lên đột ngột. Trong trường hợp này, nếu có thiết kế cọc tiếp địa sẽ mang đến tính an toàn, ổn định cao. Đồng thời, các sự cố tăng áp bất ngờ cũng sẽ giảm đến mức thấp nhất.
  • Ngoài ra, nếu xuất hiện sự cố cột điện bị ô tô đâm hay cành cây đổ vào cũng có thể dẫn đến tình trạng đột biến điện áp. Trong trường hợp này, nếu tiếp đất không đủ sẽ khiến các thiết bị điện bị hư hỏng. Thậm chí, an toàn của người dùng điện cũng bị đe dọa.
     

Bảng giá cọc tiếp địa phổ thông
 

Bến Thành xin gửi đến các bạn bảng giá cọc tiếp địa mạ đồng thường được sử dụng nhiều cho hầu hết các công trình lắp đặt tủ bảng điện hiện nay ở Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam và Ấn Độ đạt tiêu chuẩn hướng dẫn IEC.

MÔ TẢ SẢN PHẨM ĐVT ĐƠN GIÁ (VNĐ)
Cọc tiếp địa D16, dài 2.4 mét (Ấn Độ) Cây 170.000
Cọc tiếp địa D16, dài 2.4 mét (Việt Nam) Cây 130.000
Cọc tiếp địa D14.2, dài 2.4 mét (Việt Nam) Cây 100.000

 

Hiện nay có rất nhiều loại cọc tiếp địa khác nhau tuỳ theo yêu cầu sử dụng của công trình. Những công trình cần yêu cầu kỹ thuật cao thì có thể sử dụng cọc tiếp địa bằng đồng nguyên chất 99%, hoặc cọc thép mạ kẽm giá thành sẽ cao hơn so với cọc tiếp địa mạ đồng. Nếu cần sử dụng các loại khác, các bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bến Thành qua số Hotline trên website để được tư vấn báo giá cọc tiếp địa với mức chiết khấu hấp dẫn.

Nếu mua cọc tiếp địa với số lượng nhiều, các bạn cũng có được mức giá ưu đãi hơn khi mua hàng tại Bến Thành.

Cọc tiếp địa mạ đồng

Liên hệ Bến Thành để được báo giá cọc tiếp địa chiết khấu cao

Tiêu chuẩn chọn cọc tiếp địa
 

Chiều dài cọc tiếp địa
 

Thiết kế cọc tiếp địa kết nối đến hệ thống nối đất phải là thanh kim loại làm từ đồng kết hợp với thép hay thép không gỉ hoặc là sắt mạ kẽm. Chiều dài của thiết bị phải đảm bảo đạt từ 2.4 -3 mét. Thường thì kích thước phổ biến trong các công trình của cọc tiếp địa này sẽ là mức 2.4 mét. Đây là chiều dài tiêu chuẩn và tuyệt đối không được cắt ngắn đi.

Trong trường hợp nền đất khô, khả năng chịu lực cao và tính tiếp nhận điện cũng khó hơn thì các cọc tiếp địa được lựa chọn sẽ được xếp chồng lên nhau. Chúng sẽ được đấu nối bằng một kẹp đặc biệt. Như vậy, thiết bị có thể kéo đi sâu xuống lòng đất một cách dễ dàng.

Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể nối 2 thanh tiếp đất cùng lúc để mang đến hiệu quả sử dụng tốt hơn. Tuy nhiên, theo NEC thì yêu cầu cần đảm bảo là khoảng cách tối thiểu của các cọc tiếp địa này phải tối thiểu là khoảng 1.8 mét.

Thực tế, phương pháp sử dụng 2 cọc tiếp địa được ưa chuộng nhiều hơn. Điều này đảm bảo công trình có thể vượt qua sự kiểm nghiệm của các đơn vị pháp lý địa phương hay các công ty điện lực. Thậm chí, nhiều nơi còn yêu cầu đơn vị thi công phải kết nối cọc tiếp địa xuống nền móng của công trình. Bởi khu vực xung quanh nền móng sẽ là nơi có đủ độ ẩm vì nước thường xuyên chảy qua từ vị trí các đường ống thoát nước.

Đối với nhu cầu tiếp đất cho ăng ten hay những thiết bị điện riêng lẻ nếu sử dụng cọc tiếp địa có độ dài tối đa là 1.2 mét hoặc thấp hơn sẽ không đảm bảo kỹ thuật. Tính an toàn trong trường hợp này sẽ không cao. Nó có thể khiến hệ thống nối đất bị hỏng trong trường hợp cần sử dụng.

Đường kính cọc tiếp địa
 

Thực tế thì đường kính của cọc tiếp địa trên thị trường được sản xuất có sự khác nhau. Cụ thể như: D=90mm, D=20mm, D=18mm, D=16mm, D=14mm. Theo quy định thì đường kính tiêu chuẩn cọc tiếp địa cần phải đảm bảo đạt từ D=10mm trở lên. Tuy nhiên, đường kính của thiết bị có kích thước càng lớn thì diện tích tiếp xúc với đất nhiều hơn. Tính an toàn cũng vì thế mà cao hơn.

Dây nối đất
 

Bộ phận này còn được gọi với tên khác là dây dẫn điện cực nối đất. Đây là bộ phận đóng vai trò liên kết cọc tiếp địa và thực hiện kết nối đất. Đối với nhà ở thì dây nối đất thường được làm bằng chất liệu đồng. Kích thước dây cũng sẽ từ D=6mm hoặc lớn hơn. Nếu lựa chọn dây nối đất cho điện áp 200 Amp thì cần phải chọn dây số 4.

Kẹp nối đất
 

Vai trò của kẹp nối đất là kết nối dây nối đất đến cọc tiếp địa. Theo đó, bộ phận này được chia thành nhiều loại khác nhau gồm:

  • Kẹp acorn: loại kẹp này có hình bầu dục với 1 tia dùng để kết nối đến que xuống đất một cách chắc chắn nhất. Nó thường được dùng phổ biến cho các nhu cầu kết nối thanh tiếp đất bằng cách chôn trực tiếp. Lựa chọn này đòi hỏi dây dẫn nối đất khi gắn vào thanh nối đất phải được gắn theo hình chữa V của kẹp caorn.
  • Kẹp bằng đồng thau – răng: Loại kẹp này có 2 setscrews. Nó được sử dụng để đảm bảo kết nối đến que xuống đất. Loại kẹp nối đất này có 1 lỗ nằm ở trung tâm để gắn dây và đinh vít. Thiết kế này giúp việc kết nối dây được chắc chắn hơn.  Đây là lựa chọn được ưu ái trong các vị trí tiếp đất gần đường ống nước...
     

Phụ kiện cọc tiếp địa

Cách lắp đặt cọc tiếp địa
 

Việc lắp đặt cọc tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến hệ thống điện đạt chuẩn và an toàn. Nó giúp các đường điện an toàn khi ra khỏi công trình trong trường hợp xảy ra sự cố điện. Chính vì thế, việc lựa chọn vị trí thích hợp để lắp đặt thanh tiếp đất là điều rất quan trọng. Ngoài ra, khi thiết bị này được nối đất cũng cần đảm bảo chúng có sự kết nối đến hệ thống điện một cách chính xác. Chỉ cần cẩn trọng trong quá trình lắp đặt, bạn sẽ có hệ thống nối đất đúng kỹ thuật. Từ đó, việc đảm bảo an toàn và giảm thiểu các nguy cơ cháy hay thương tích do điện cũng có hiệu quả vượt trội hơn.

Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt
 

Lắp cọc tiếp địa ở vị trí gần tủ điện

Lắp đặt cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa cần được lắp đặt ở phía trên mặt đất. Nơi này phải đảm bảo có thể đóng xuống được độ sâu tầm 8 feet, tương đương khoảng 2,4m. Vị trí này sẽ không yêu cầu về khoảng cách so với công trình là gần hay xa. Tuy nhiên, để đảm bảo tiện lợi thì bạn nên chọn nơi có không gian thoáng để thuận lợi cho việc chôn cọc tiếp địa vào đất. Trường hợp chọn vị trí lắp đặt cọc tiếp địa quá gần với móng của công trình có thể gây nhiều khó khăn. Vì thế, khoảng cách tối thiểu được các kỹ sư điện khuyến cáo nên là 0.61m.

Lập sơ đồ dây dẫn điện nối đất

Lắp đặt cọc tiếp địa

Bởi khi thiết bị này được đưa vào đất sẽ cần dây dẫn điện kết nối đến tủ điện chính. Vì thế, bạn cần phải tiến hành với dây dẫn điện cực nối đất. Lưu ý, khi thực hiện cần phải tính toán tuyến đường đi của dây trước khi chọn vị trí cho cọc tiếp địa. Điều này sẽ đảm bảo việc nối đất được diễn ra dễ dàng hơn.

Không chọn vị trí có nhiều đá hay độ nén quá cao

Lắp đặt cọc tiếp địa

Khi chọn vị trí đặt cọc tiếp địa, bạn cần tránh những khu vực có quá nhiều đá hay độ cứng cao. Bởi độ sâu cần đưa thiết bị xuống đất lên đến 2.4 mét nên những vị trí như vậy sẽ khiến quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Lắp cọc tiếp địa tránh vị trí của hệ thống dây cáp, ống dẫn của công trình

Lắp đặt cọc tiếp địa

Bạn cần biết rằng, việc chọn vị trí đặt cọc tiếp địa cần phải đảm bảo không gây hư hỏng bất cứ đường dây hay đường ống nước nằm trong đất. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm chi phí cho việc sửa chữa, khắc phục sự cố. Công việc xác định vị trí này thường sẽ mất nhiều thời gian nếu bạn không am hiểu về tình hình bố trí các đường dây, ống nước. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên tìm đến một đơn vị chuyên thực hiện công việc này. Như vậy, bạn sẽ đảm bảo không xảy ra sự cố trong quá trình đưa cọc tiếp địa xuống đất.

Bước 2: Đặt cọc tiếp địa xuống đất
 

Chọn cọc tiếp địa đạt chuẩn

Lắp đặt cọc tiếp địa

Trước khi đặt cọc tiếp địa xuống đất, bạn cần đảm bảo chọn đúng sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn. Bạn nên ưu tiên chọn các cọc tiếp địa làm từ kim loại dẫn điện hiệu quả với chiều dài và chiều rộng phù hợp nhu cầu sử dụng.  Tốt nhất, bạn nên chọn những địa chỉ có uy tín để có được sự lựa chọn hoàn hảo.

Khi chọn mua cọc tiếp địa, bạn có thể cân nhắc đến loại làm bằng đồng bởi nó có độ bền cao và khả năng dẫn điện tốt. Đồng thời, chiều dài cũng nên đạt đủ 2.4 mét và đường kính ít nhất là 12mm.

Sử dụng thiết bị chuyên dụng để đào hố chôn cọc tiếp địa

Lắp đặt cọc tiếp địa

Muốn đưa cọc tiếp địa vào sâu 2.4 mét thì việc đào hố là cần thiết. Bạn có thể chọn đào bằng xẻng hay máy đào chuyên dụng để đảm bảo đào được hố hiệu quả. Trong trường hợp đất ở vị trí lắp đặt mềm, bạn có thể dùng búa và thang cao hơn 2.4 mét và tiến hành đóng cọc để đưa thiết bị xuống đủ độ sâu dưới lòng đất.

Điều khiển cọc tiếp địa vào đúng vị trí

Lắp đặt cọc tiếp địa

Vì độ sâu cần đạt là 22.4 mét nên việc điều khiển sao cho cọc tiếp địa đúng vị trí không phải là điều đơn giản. Một số đơn vị khi kiểm tra sẽ cho phép cọc nhô ra khỏi mặt đất từ 1 - 2 inch nhưng cũng có đơn vị bắt buộc sẽ phải để thiết bị lấp xuống hoàn toàn dưới đất.

Kết nối cọc tiếp địa
 

Kéo dây dẫn tiếp địa với cọc tiếp địa

Lắp đặt cọc tiếp địa

Khi đã đóng cọc tiếp địa xuống đất, bạn cần tiến hành đấu nối nó vào hệ thống điện của công trình. Theo đó, bạn cần kéo dây dẫn điện cực nối đất lên đến vị trí đầu của cọc tiếp địa. Bước này cần đảm bảo đủ độ dài để tạo sự kết nối ổn định. Lưu ý, ở bước này cần để dây hơi chùng một chút để đảm bảo việc kết nối dây với cọc không bị đứt khi có sự tác động từ bên ngoài. Trong trường hợp dây dẫn có vỏ bọc thì bạn nên cắt bỏ khoảng ½ inch để dây lộ.

Kẹp dây dẫn vào cọc tiếp địa

Lắp đặt cọc tiếp địa

Bạn cần dùng kẹp chuyên dụng để kẹp dây dẫn điện cực nối đất vào với cọc tiếp địa. Thiết bị này cũng rất dễ tìm kiếm, được bán phổ biến ở các cửa hàng điện trên thị trường.

Nối dây dẫn với cọc tiếp địa

Lắp đặt cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa là nơi gắn các dây trung tính và dây nối đất trong tủ điện. Vì thế, để kết nối dây dẫn điện cực nối đất đến thiết bị này cần phải đi qua các lỗ nằm trên thanh cái. Đồng thời, bạn tiến hành vặn chặt vít trên lỗ giúp dây giữ chắc chắn hơn.

Có nhiều trường hợp dây nối đất được nối đến cọc tiếp . Dây trung tính sẽ nối đến thanh dẫn trung tính.

Lưu ý, trước khi tiến hành kết nối dây dẫn với cọc tiếp địa vào tủ bảng điện, bạn cần đảm bảo các phương pháp bảo vệ an toàn điện. Nếu bạn không am hiểu về kỹ thuật kết nối này thì nên tìm sự giúp đỡ của các kỹ sư điện. Như vậy, tính an toàn sẽ được đảm bảo cao hơn. Tránh trường hợp xảy ra những sự cố đáng tiếc ngoài ý muốn.

Cọc tiếp địa là vật tư điện công nghiệp không thể thiếu khi lắp hệ thống điện điều khiển, phân phối cho các thiết bị, máy móc nhà máy, nhà xưởng... Vì vậy, để chọn lựa được sản phẩm theo yêu cầu các bạn cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các đơn vị chuyên phân phối.

Báo giá nhanh
Ảnh Thông tin sản phẩm
1635763985-single_product1-coctiepdia.jpg
Cọc tiếp địa
Thông tin khách hàng
Đặt hàng nhanh
Thông tin đặt hàng
Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín