7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Cảm biến quang Schneider

Cảm biến quang Schneider

Tải catalogue
Cảm biến quang Schneider được thiết kế nhỏ gọn dùng để phát hiện các vật thể không có tiếp xúc dạng ánh sáng.

Ưu điểm:

Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt

Kiểu dáng vuông, hình trụ bằng nhựa, kim loại

Đạt chuẩn cấp độ bảo vệ IP54

Tiếp điểm ngõ ra dạng NPN hoặc PNP

Vùng phát hiện cảm ứng: 0.1- 60m

Nhận báo giá & chiết khấu tốt nhất từ Bến Thành

Cảm biến quang Schneider được nghiên cứu, sản xuất dùng để ứng dụng trong các nhà máy công nghiệp và tự động hóa. Để tìm hiểu rõ hơn về dòng cảm biến Schneider này, các bạn hãy đọc bài viết sau của Bến Thành nhé. Hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho quý khách cái nhìn tổng quát và cụ thể nhất về sản phẩm này.

Cảm biến quang Schneider là gì
 

Cảm biến quang thực chất là loại cảm biến được tạo thành từ các linh kiện quang điện. Khi có nguồn sáng thích hợp chiếu vào bề mặt, nó sẽ cảm nhận được ánh sáng đó và thay đổi tính chất. Khi đó, tín hiệu quang sẽ được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ có hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot.

Cấu tạo cảm biến quang Schneider
 

Một cảm biến quang bao gồm 3 thành phần chính đó là: Bộ phát sáng, bộ thu sáng và mạch xử lý tín hiệu ra.

Bộ phát sáng: Thông thường cảm biến quang được sử dụng loại đèn Led bán dẫn (Light Emitting Diode). Khi đó, ánh sáng sẽ được phát ra theo xung, cảm biến phân biệt được ánh sáng của cảm biến và ánh sáng từ các nguồn khác nhờ vào nhịp xung đặc biệt. Các loại led thường được sử dụng nhất là led đỏ, hồng ngoại hoặc laze. Một số dòng cảm biến đặc biệt dùng led trắng hoặc xanh lá, vàng.

Bộ thu sáng: Thực chất là một phototransistor (tranzito quang). Nó sẽ cảm nhận được ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện theo tỉ lệ. Hiện nay nhiều loại cảm biến quang được sử dụng mạch tích hợp chuyên dụng ASIC (Application Specific Integrated Circuit). Mạch này tích hợp tất cả bộ phận quang, khuếch đại, mạch xử lý và chức năng vào vi mạch. 

Mạch xử lý tín hiệu ra: Mạch ra được chuyển tín hiệu tỉ lệ từ từ tranzito quang thành tín hiệu On/Off. Khi đó, tín hiệu ra của cảm biến sẽ được kích hoạt. Ngoài ra, có một số cảm biến vẫn được tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp điểm rơ le. Đây là trường hợp vẫn khá phổ biến hiện nay, các loại cảm biến chủ yếu dùng tín hiệu ra bán dẫn.

Đặc điểm và chức năng nổi bật
 

-  Cảm biến quang Schneider có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, dễ lắp đặt, hình dáng vuông với chất liệu nhựa hoặc kim loại. 

-  Có cấp độ bảo vệ IP54.

-  Tiếp điểm ngõ ra: 1N/O hoặc 1N/C (NPN hoặc PNP).

-  Khoảng cách làm việc từ 0.1mm đến 60mm.

Phân loại cảm biến quang Schneider
 

Hiện nay, cảm biến quang Schneider có nhiều hình dáng và cách lắp đặt, sử dụng cũng khác nhau. Thông thường, ta phân loại chúng thành 4 loại chính dựa vào chế độ sử dụng như sau là:

  • Cảm biến quang chế độ thu phát độc lập: Có bộ phát và thu sáng tách riêng biệt. Bao gồm bộ phát truyền ánh sáng và bộ thu nhận ánh sáng. Nếu có vật thể chắn nguồn sáng giữa hai phần này, đầu ra của cảm biến sẽ thay đổi trạng thái ban đầu.
  • Cảm biến quang chế độ phản xạ (gương): Truyền ánh sáng tới gương phản chiếu và phản xạ lại tới bộ thu sáng. Khi vật thể xen vào luồng sáng, cảm biến sẽ thay đổi trạng thái đầu ra.
  • Cảm biến quang chế độ phản xạ khuếch tán: Truyền ánh sáng tới vật thể và phản xạ lại một phần ánh sáng trở lại bộ thu của cảm biến và kích hoạt tín hiệu đầu ra.
  • Cảm biến quang chế độ chống ảnh hưởng của nền: Là loại cảm biến phản xạ đặc biệt. Độ nhạy của cảm biến không phụ thuộc vào màu sắc vật hay nền sau vật.
     

Ứng dụng
 

Hiện nay, cảm biến quang Schneider được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Một số ứng dụng thường gặp nhất của cảm biến quang có thể kể đến như:

  • Phát hiện vật di chuyển trên băng chuyền.
  • Các ứng dụng phổ biến trong nhà máy, xí nghiệp.
  • Phát hiện chai nhựa trong (khi dùng loại thích hợp).
  • Kiểm soát cửa / cổng ra vào trong các chung cư, trung tâm thương mại.
  • Phát hiện vật có trong khoang chứa đồ.
  • Chế tạo thiết bị đo tốc độ quat của động cơ, hay còn gọi là encorder.
     

Ngoài ra, dựa vào nguyên lý hoạt động của cảm biến quang mà người ta còn chế tạo ra thiết bị đo tốc độ quay của động cơ (gọi là encoder).

Báo giá nhanh
Ảnh Thông tin sản phẩm
1571040744-single_product1-cambienquangschneider.jpg
Cảm biến quang Schneider
Thông tin khách hàng
Đính kèm file
Đặt hàng nhanh
Thông tin đặt hàng
Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín

Chọn tập tin