7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Bộ điều khiển tụ bù Schneider

Bộ điều khiển tụ bù Schneider

Tải catalogue
Bộ điều khiển tụ bù Schneider hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực tự động hóa sản xuất, công nghiệp, năng lượng, giao thông.

Ưu điểm:

Điều khiển kết nối từng bước các tụ bù vào hệ thống tụ bù

Tuổi thọ sự dụng kéo dài đến 130.000 giờ

Có nhiều cấp kết nối truyền thông

Đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60831-1/2

Công suất lên đến 50kVAR

Nhận báo giá & chiết khấu tốt nhất từ Bến Thành

Tiếp nối những thành công đã có, thiết bị điện hãng Schneider luôn không ngừng đổi mới và mang lại những sản phẩm điện chất lượng để khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Trong đó, bộ điều khiển tụ bù Schneider là một minh chứng cho điều đó.

Đặc điểm
 

-  Bộ điều khiển tụ bù thường dùng để điểu khiển kế nối từng bước các tụ bù vào hệ thống bù.

-  Được trang bị vỏ PC / ABS chống va đập, UL94V – 0.

-  Bộ điều khiển tụ bù có thể được gắn trên bề mặt tủ hoặc trên thanh dinrail 35mm.

-  Sản xuất kiểm tra theo tiêu chuẩn IEC 61326 (CEM); IEC 61010-1, EN 61010-1

-  Được khóa vào đường ray bởi một lò xo đến một bảng điều khiển, các kết nối không chính xác có thể được điều khiển tự động sửa chữa.

-  Màn hình LCD hiển thị với 160 ký hiệu, có đèn nền.

-  Bảng bảo vệ IP41 mặt trước, phần sau IP20.

-  Phương pháp lắp đặt: Lắp đặt bảng, lắp đặt DIN-rail.

-  Nhiệt độ hoạt động: 0 – 60 độ C.

-  Ngoài ra, còn có chức năng cảnh báo, ngõ ra là đèn, còi báo động, các chức năng và cổng truyền thông Modbus RS485 lắp thêm.
 

Thông số cơ bản
 

-  Kích thước: 155 x 158 x 70 mm.

-  Tần số: 48 - 52 Hz, 58 - 62 Hz.

-  Mức điện áp: 88 – 130 V.

Phân loại bộ điều khiển tụ bù
 

Hiện nay, bộ điều khiển tụ bù được chia làm 3 loại, đó là:

-  Bộ điều khiển tụ bù NR6 6 cấp

-  Bộ điều khiển tụ bù NR8 8 cấp

-  Bộ điều khiển tụ bù NR12 12 cấp

Ngoài ra, còn có bộ điều khiển 6 cấp và 12 cấp được kết nối truyền thông modbus RS485.

Chức năng
 

Dùng để đo công suất phản kháng và điều khiển tụ bù để đạt được hệ số công suất mong muốn. Điều chỉnh hệ số công suất, điều khiển đóng, cắt tụ bù theo các cấp để phù hợp với công suất tải.

Đo sóng hài bậc 3 đến bậc 19, đo giá trị Kvar thực tế của từng bước tụ bù, cảnh báo bất thường xảy ra ở tụ bù.

Cách sử dụng
 

Khi cài đặt và vận hành bộ điều khiển tụ bù Schneider cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa sau đây:

-  Việc cài đặt bộ điều khiển phải cần phải được thực hiện bởi một thợ điện có chuyên môn, am hiểu lĩnh vực.

-  Không chạm vào các đầu nối khi bộ điều khiển được cấp năng lượng, đảm bảo rằng điện áp hoạt động bị ngắt trước khi chạm vào bất kỳ bộ phận nào ở phía sau phía của bộ điều khiển.

-  Không mở một mạch điện trực tiếp, điều này có thể gây ra quá áp nguy hiểm. Luôn luôn đoản mạch máy biến dòng (CT) trước khi thay thế hoặc tháo bộ điều khiển cài đặt. 

-  Không mở vỏ bộ điều khiển, không có bộ phận có thể sử dụng được bên trong.

Ứng dụng


Các sản phẩm và giải pháp tự động hóa của Schneider đang đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực như công nghiệp, cơ sở hạ tầng, và các công trình tòa nhà. Cụ thể, từ các bộ điều khiển lập trình đến bộ điều khiển chuyển động, các mô-đun giao tiếp, cho tới các ứng dụng từ máy móc đơn giản đến hệ thống quy trình phức tạp. Thường được cài đặt và điều chỉnh các thông số như: hệ số công suất, độ nhạy và thời gian đóng lặp lại.

Bộ điều khiển Schneider thường được sử dụng nhiều trong OEMs và các nhà làm tủ bảng điện cho hệ thống cung cấp điện. Sử dụng trong chức năng đo lường các hệ số công suất, dòng điện và độ méo dạng THD. Sử dụng nhiều trong OEMs, các nhà làm tủ bảng điện cho hệ thống cung cấp điện.

Báo giá nhanh
Ảnh Thông tin sản phẩm
1570940161-single_product1-bodieukhientubuschneider.jpg
Bộ điều khiển tụ bù Schneider
Thông tin khách hàng
Đính kèm file
Đặt hàng nhanh
Thông tin đặt hàng
Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín

Chọn tập tin