7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Bộ điều khiển tụ bù SK
Bộ điều khiển tụ bù SK
Bộ điều khiển tụ bù SK thiết bị điều khiển 4 cấp, 6 cấp, 12 cấp cho tụ bù giải pháp sử dụng tiết kiệm chi phí và đáp ứng các tính năng cần thiết cho tủ.
Thông số:
4 cấp 6 cấp 12 cấp
Xem chi tiết
Bộ điều khiển tụ bù Mikro
Bộ điều khiển tụ bù Mikro
Bộ điều khiển tụ bù Mikro giải pháp tối ưu hoá hiệu suất của tủ tụ bù, tích hợp nhiều chức năng như cài đặt, hiện thị các thông số, điều khiển tình trạng đóng cắt.
Thông số:
6 cấp 8 cấp 12 cấp 14 cấp 16 cấp
Xem chi tiết
Tụ bù hạ thế EasyCan Schneider
Tụ bù hạ thế EasyCan Schneider
Tụ bù hạ thế EasyCan Schneider được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống điện hạ thế và các thiết bị có hệ số công suất cos phi thấp.
Thông số:
Công suất: 1 - 30Kvar Điện áp định mức: 440V
Xem chi tiết
Tụ bù hạ thế VarPlus Can Schneider
Tụ bù hạ thế VarPlus Can Schneider
Tụ bù hạ thế VarPlus Can Schneider là một giải pháp an toàn, đáng tin cậy và hiệu suất cao để điều chỉnh hệ số công suất trong các điều kiện khắc nghiệt nhất.
Thông số:
Công suất phản kháng: 1 - 50Kvar Điện áp định mức: 830V
Xem chi tiết
Tụ bù hạ thế CLMD ABB
Tụ bù hạ thế CLMD ABB
Tụ bù hạ thế CLMD ABB được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống điện hạ thế, trung thế, giải pháp giảm tổn hao điện năng và tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Xem chi tiết
Tụ bù hạ thế, trung thế
Tụ bù là một thiết bị quan trọng được sử dụng trong điện công nghiệp hạ thế và trung thế, cụ thể là các tủ điện tụ bù.

Tụ bù là gì
 

Tụ bù là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần với nhau và ngăn cách nhau bởi một lớp cách điện. Phần tụ có tác dụng tích và phóng điện ở trong mạch điện. Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở một hiệu điện thế nhất định được gọi là điện dung của tụ bù.

Được dùng trong ngành thiết bị điện công nghiệp được lắp đặt trong hệ thống điện với tác dụng nâng cao hệ số công suất cos phi. Công suất truyền từ nguồn đến tải (thiết bị sử dụng) có 2 thành phần là công suất tác dụng và công suất phản kháng.

Đặc điểm tụ bù
 

Tụ bù thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện, muốn tích điện cho tụ bù người ta nối hai bản cực của tụ bù mang nguồn điện, bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối sở hữu cực âm sẽ tích điện âm. Khi tụ bù được tích điện thì điện trường trong tụ bù sẽ dự trữ một năng lượng, ấy là năng lượng điện trường.

Điện tích ở các tụ điện bằng nhau về giá trị nhưng lại khác nhau về dấu, ở tụ bù chủ yếu giải phóng và tích lũy năng lượng điện trường, khi sử dụng tụ bù thì tổn hao điện trở rất nhỏ không đáng kể.

Đại lượng đặc biệt cho khả năng tích điện của tụ bù ở 1 hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung của tụ bù. Nó được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ bù và hiệu điện thế giữa hai bản của nó (C=Q/U).

Trong tụ bù, điện tích ở các cực của tụ điện bằng nhau về giá trị nhưng ngược nhau về dấu. Tụ bù chủ yếu tích luỹ (và giải phóng) năng lượng điện trường. Tổn hao do điện trở nhiệt ở tụ rất nhỏ. Tụ điện cho cái điện xoay chiều (AC) đi qua nhưng chỉ nạp và phóng điện tích trong mạch 1 chiều (DC).

Phân loại tụ bù hạ thế, trung thế
 

Hiện nay, có hai cách để phân loại tụ bù phổ biến hiện nay đó là theo cấu tạo và theo điện thế. Theo cấu tạo, được phân làm hai loại chính là tụ bù khôtụ bù dầu.

Tụ bù khô có loại bình tròn dài. Ưu điểm là nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt, thay thế, chiếm ít diện tích trong tủ điện. Giá thành thường thấp hơn tụ dầu. Tụ bù khô thường được sử dụng cho các hệ thống bù công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối tốt. Tụ khô phổ biến trên thị trường Việt Nam có các dải công suất bù 10, 15, 20, 25, 30kVAr. Một số hãng có loại nhỏ 2.5, 5kVAr và loại lớn 40, 50kVAr.

Tụ bù dầu là loại bình chữ nhật (cạnh sườn vuông hoặc tròn). Ưu điểm là độ bền cao hơn. Tụ dầu thường được sử dụng cho tất cả các hệ thống bù. Đặc biệt là các hệ thống bù công suất lớn, chất lượng điện xấu, có sóng hài (dùng kết hợp với cuộn kháng lọc sóng hài). Tụ bù dầu phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50kVAr.

Theo điện áp của tụ bù thì gồm các loại: Tụ bù hạ thế 1 pha và tụ bù hạ thế 3 pha.

Tụ bù hạ thế 1 pha: Có các loại điện áp 230V, 250V.

Tụ bù hạ thế 3 pha: Có các loại điện áp 230, 380, 400, 415, 440, 525, 660, 690, 720, 1100V. Phổ biến nhất là 2 loại điện áp 415V và 440V.

Công dụng và ứng dụng của tụ bù
 

Công dụng của tụ bù
 

Có tác dụng làm tăng hệ số công suất (cos phi) bằng cách sử dụng bộ tụ bù làm nguồn phát công suất phản kháng nhằm giảm tổn thất điện năng tiết kiệm chi phí. Người sử dụng sẽ giảm hoặc không phải đóng tiền phạt công suất phản kháng theo các quy định của ngành điện lực.

Bù công suất cho lưới điện nếu như bạn đang thắc mắc tụ bù có tác dụng gì thì đây là một trong những câu trả lời. Nếu như bạn là người quản lý các doanh nghiệp, công ty hệ thống điện thì biết ngoài số tiền điện phải trả hàng tháng ra nếu như sử dụng quá mức lượng điện quy định thì sẽ phải chi trả thêm tiền.

Như vậy khi sử dụng tụ bù sẽ giúp hạ công suất điện và giảm tiền điện cho người sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí. Giúp giảm tổn thất điện áp cho đường dây truyền tải, khi sử điện nếu như bị tổn thất điện áp thường do 2 yếu tố gây ra, yếu tố do công suất tác dụng thì ta không thể làm giảm được những yếu tố do công suất phản kháng thì ta có thể hoàn toàn giảm được.

Khi đường dây kéo quá xa điện áp ở cuối dây bị sụt giảm nhiều làm động cơ không thể khởi động được thì nên sử dụng tụ bù. Đây cũng là một trong những câu trả lời cho câu hỏi tụ bù có tác dụng gì.

Bù công suất phản kháng giúp tăng khả năng chịu tải của đường dây, nếu như ta sử dụng tụ bù ở cuối đường dây thì tính phản kháng sẽ giảm xuống, do đó mà đường dây điện có khả năng chịu tải lớn hơn.

Ứng dụng
 

Thường lắp đặt trong các tủ điện công nghiệp tại phòng kỹ thuật điện hoặc khu vực trạm biến áp cho các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng nghiệp, cao ốc, văn phòng, chung cư, bệnh viện, máy móc, dây chuyền, hệ thống nước thải, hệ thống chiếu khiển chiếu sáng, trạm bơm nước sạch.

Cách đấu lắp tụ bù hạ thế cơ bản
 

Để đấu lắp tụ bù đúng cách, quý khách cần chú ý một số vấn đề sau:

Về công suất, tụ bù bù theo công suất của máy biến áp và theo công suất của phụ tải. Từ đó tính ra dung lượng tổng cần bù và sau đó chia ra bước bù cho phù hợp. 

Chọn xong công suất máy biến áp đến lượt chọn tụ bù với các hãng khác nhau như: Mikro, Schneider, ABB…

Các thiết bị đóng cắt cho giàn tụ phải có dòng danh định bằng hoặc lớn hơn 135% dòng danh định của dàn tụ. Các thiết bị đóng cắt cho dàn tụ phải có khả năng đóng cắt dàn tụ khi điện áp hệ thống cực đại.

Chọn bộ điều khiển tụ bù. Lựa chọn cuộn kháng cho tụ bù. Cuộn kháng cho tụ bù đùng để khử sóng hài để đảm bảo chất lượng điện. Kháng cho tụ bù được tính theo công suất tụ.

Phụ kiện đấu nối trong tủ như phụ kiện trong tủ bảng điện bao gồm vỏ tủ, đồng thanh cái, đồng hồ, chuyển mạch,

Bến Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm tủ tụ bù chính hãng, chất lượng và giá cả tốt nhất tại TP.HCM. Để đặt mua các loại sản phẩm trên hãy liên lạc với công ty chúng tôi. 

Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín

Chọn tập tin